SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng, nếu nơi nào làm tốt công tác quản lí đô thị thì sẽ thúc đẩy tiến trình đô thị hóa nhanh, hợp lí, hiện đại và ngược lại. Quản lý đô thị không đơn thuần chỉ là mặt hành chính mà nó, ở một giác độ nào đó mà nói, là một khoa học, một nghệ thuật; quản lí đô thị không chỉ là việc quản lí kinh doanh, đất đai, nhà ở, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, quản lí hành chính nhà nước, môi trường, tài chính đô thị mà còn là quản lí con người gắn với văn hóa xã hội hiện hữu; quản lí đô thị không chỉ là nhiệm vụ của nhà quản lí mà, đó là nhiệm vụ của toàn thể người dân với tư cách là một công dân đô thị. Thông thường mà nói, khi nói đến chủ thể quản lí đô thị người ta nghĩ ngay đến các định chế quản lí Nhà nước trong phạm vi thành phố đó là các cơ sở ban ngành các cấp. Từ đó, khi nói đến cải tiến quản lí người ta chỉ tập trung bàn về chức năng, nhiệm vụ, sự phân công phân cấp và mối quan hệ gi...
Bài đăng
Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2020
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
VAI TRÒ CỦA THỊ DÂN TRONG CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ Khi nói đến chủ thể quản lý đô thị người ta nghĩ ngay đến các định chế quản lý nhà nước, trong phạm vi thành phố đó là các cơ sở ban ngành các cấp. Từ đó, khi nói đến cải tiến quản lý người ta chỉ tập trung bàn về chức năng, nhiệm vụ, sự phân công phân cấp và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, bởi theo cách nghĩ thông thường, các định chế nhà nước mới có thể (và có quyền) để quản lý đô thị. Thực tế và kinh nghiệm của nhiều quốc gia và đô thị đã vận hành và quản lý theo kiểu chính quyền đô thị cho thấy, có nhiều nhân tố khác tham gia trực tiếp hay gián tiếp có ảnh hưởng nhất định đến tiến trình quản lý đô thị như các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt là chính các tầng lớp dân cư trong đô thị ấy. Kinh nghiệm còn cho thấy, nếu chỉ “đóng khung” cho việc cải tiến quản lý đô thị bằng những định chế nhà nước thì rất khó lòng có được một cơ chế quản lý tối ưu. Hơn thế nữa,...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
TỐ CHẤT THỊ DÂN Bất luận ở giác độ nào, thị dân luôn là chủ thể của đô thị và tố chất thị dân là linh hồn, là sức sống, là năng lượng, tạo nên “phẩm vị”, “sức quyến rũ” và “cái hồn” cho một đô thị... Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài mà TP.HCM cần phải tiến hành là bồi dưỡng tố chất thị dân. Thứ nhất, tăng cường giáo dục để nâng cao tố chất thị dân. Đầu tiên cần phải đa dạng hóa trong phương thức tuyên truyền, giáo dục. Chẳng hạn, trong lĩnh vực giáo dục tuyên truyền về văn hóa giao thông, bên cạnh việc phạt tiền theo phương thức “cổ điển” thì cần phải chỉ cho người vi phạm hiểu được vì sao họ sai, sai chỗ nào, cần làm gì khi gặp phải những sai phạm trên, sai phạm của họ có ảnh hưởng gì đối với họ, gia đình, cộng đồng và cả thành phố. Cạnh đó, cần phong phú hóa về nội dung tuyên truyền giáo dục văn minh đô thị: giáo dục đạo đức và cách hành xử trong gia đình, nơi làm việc và ngoài xã hội; đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội; bắt đầu từ việc nhỏ đến những việc lớn để tạo nên những th...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
CHỖ ĐỨNG CỦA THỊ TRƯỞNG Ở ĐÂU? Ưu điểm của “chế độ thủ trưởng” là quyền lực được tập trung gần như tuyệt đối về tay thị trưởng, và vì thế khi tiến hành giải quyết vấn đề thì trách nhiệm của người đứng đầu là cao nhất, hành động nhanh chóng, khoa học, hiệu suất cao. Cần "độ mở" Xây dựng chính quyền đô thị với TP.HCM là một vấn đề mới, tác động lớn và chưa có tiền lệ. Chính lẽ đó, cần có những bước đi thận trọng, chắc chắn, với những nghiên cứu khoa học và tỉ mỉ, trên cơ sở kế thừa những thành tựu quản lí đô thị từ các mô hình khác nhau trên thế giới Như bài học của các nước đi trước, dù kiến lập chính quyền đô thị theo kiểu hội đồng thị trưởng (Mayor Parliamentary) là “Chế độ thị trưởng mạnh” hay “Chế độ thị trưởng yếu” thì vấn đề then chốt là ở chỗ: chỉ có chính quyền 2 cấp và sự tách bạch giữa cơ cấu hành chính và cơ cấu quyết nghị (lập pháp). Mà mục đích cuối cùng là tập trung quyền lực và thống nhất trong điều hành, nâng cao hiệu suất hành chính. Vì vậy, cần, ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
"CHIẾC ÁO MỚI" CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ? Việc Quốc hội mới đây chấp thuận đề nghị của thành phố Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải xây dựng đề án thí điểm về mô hình chính quyền đô thị (CQĐT) là một quyết định hết sức kịp thời và đúng đắn. Quyết định đó tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế cho một thành phố có qui mô, tính chất phát triển lớn nhất nước một "cơ hội" để phát triển, mở rộng đô thị, đổi mới phương thức quản lí đô thị theo kiểu hiện đại, thúc đẩy sự phát triển trên nhiều bình diện phù hợp với tình hình mới của thời cuộc. Có thể nói, động thái này của QH đóng vai trò như một "bà đỡ" để cho ra đời một một mô thức mới quản lí Nhà nước về đô thị. Chiếc áo đã cũ kĩ và chật chội? Thực ra, khái niệm CQĐT không có gì mới đối với nhiều nước, nhiều đô thị trên thế giới, bởi ngay từ nửa đầu của thế kỉ 17, các quốc gia như Anh, Mỹ đã tiến hành xây dựng mô thức CQĐT với kiểu quản lí mới mà lúc đó gọi là Hội đồng thị xã (Town Meting). Thế nhưng, đứng ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ KHI CHƯA CÓ "CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ" Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng tiến trình đô thị hóa ở nước ta thì bài toán quản lý đô thị được đặt ra với nhiều lời giải, nhiều biến số, thậm chí ẩn số cần phải được làm rõ. Nhiều nhà quản lý đô thị cứ loay hoay đi tìm câu trả lời bằng việc làm thế nào để quản lý tốt việc xây dựng và phát triển đô thị. Tức là coi công tác quản lý về qui hoạch đô thị và kiến thiết đô thị là nội hàm của quản lý đô thị. Có lúc người ta lại coi công tác qui hoạch, kiến thiết (xây dựng) và quản lý là 3 cạnh của một tam giác về bài toán quản lý. Thực ra, quản lý đô thị là một khái niệm cần phải hiểu theo nhiều tầng nghĩa. Theo nghĩa rộng, quản lý đô thị là toàn bộ tiến trình (chứ không phải quá trình) quản lý về thị chính, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị... Trên nghĩa hẹp thì chỉ là quá trình quản lý thị chính, tức là quản lý quá trình quy hoạch, kiến thiết và vận hành trong tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
MÔ HÌNH THỊ TRƯỞNG Trong thời gian gần đây, báo chí đã nhiều lần đưa tin về việc lãnh đạo một số thành phố ở nước ta “có sáng kiến” thành lập chính quyền đô thị với chế độ thị trưởng ( Mayor ) mà “quyết liệt nhất” có lẽ là Đà Nẵng. Khái niệm chính quyền đô thị không có gì mới đối với nhiều nước, nhiều đô thị trên thế giới bởi ngay từ nửa đầu của thế kỉ 17, Anh, Mỹ đã tiến hành xây dựng mô thức “chính quyền đô thị”. Thế nhưng, nghiêm khắc mà nói, sự ra đời của một thể chế quản lí không phải chỉ dựa vào ý chí chủ quan của một vài cá nhân nào đó mà nó là kết quả của một quá trình phát triển khách quan từ nhu cầu nội tại và đòi hỏi ngoại tại từ thực tiễn của chính đô thị đó, quốc gia đó. với kiểu quản lí mới mà lúc đó gọi là Hội đồng thị xã ( Town Meting ). Hình thành chế độ thị trưởng thì không những “chấp nhận tên gọi” mà còn là sự chấp nhận cách nghĩ, cách làm, các mối quan hệ từ các chủ thể lợi ích mới các thiết chế mới của đô thị và đặc biệt là tư duy quản lí mới. Khi...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
NHẬN THỨC LẠI VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng tiến trình đô thị hóa ở nước ta thì bài toán về quản lí đô thị được đặt ra với nhiều lời giải, nhiều biến số cần phải được làm rõ. Theo nghĩa rộng, quản lí đô thị là toàn bộ tiến trình về thị chính, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị…; trên nghĩa hẹp thì chỉ là quá trình quản lí thị chính, tức là quản lí quá trình quy hoạch, kiến thiết và vận hành trong tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cũng như cơ sở hạ tầng kĩ thuật của thành phố. Do điều kiện chủ quan và khách quan, công tác quản lí đô thị của chúng ta còn nhiều bất cập trong nhận thức cũng như thực thi. Quản lí sự vận hành đô thị Nhiều lúc chúng ta đã “đơn giản hóa” công tác quản lí đô thị, có lúc chỉ coi quản lí đô thị là quản lí quá trình quy hoạch và kiến thiết đô thị, nhiều khi lại cho rằng đối tượng của quản lí đô thị là quá trình vận hành đô thị. Đành rằng công tác qui hoạch và xây dựng đô thị không tách rời khỏi nhiệm vụ ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC, NHẬN THỨC THẾ NÀO CHO ĐÚNG? Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại học X của Đảng trong phần VII, mục 1: Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nêu: “Xã hội hóa giáo dục. Huy động nguồn vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẻ giữa nghành giáo dục với các ban, nghành, các tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp… để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục”. Trước tiên , theo chúng tôi, không nên xem chủ trương xã hội hóa giáo dục là một giải pháp (và càng không phải là một giải pháp tình thế) trong sự nghiệp giáo dục của nước ta. Bởi lẽ, giáo dục là sự nghiệp của toàn dân mà mỗi chủ thể xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng, tổ chức) phải có vị trí, vai trò hiện hữu trong đó. Nếu nhận thức được điều này thì các chủ thể xã hội không dửng dưng đứng ngoài cuộc và chúng ta không phải huy độn...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
QUẢNG CÁO HÀNH VI VĂN HÓA, TẠI SAO KHÔNG? Trên thực tế, không khó để “chứng kiến” một bãi rác kéo dài vài km trên các bãi biển; không khó để “phát hiện” những đống rác “vô tình” đổ ra đường; những con chuột “oan ức” và tội nghiệp khi đã chết còn phải chịu nhiều lần “đau thương” bởi bao nhiêu lần xe cán vì “ai đó” đã vứt ra đường; không dễ chịu chút nào khi một người vô tư đổ nước ra đường phố; thỉnh thoảng “hứng” bãi nước bọt khi người đi đường “tặng cho”,… Tất cả những điều đó thật sự “khủng khiếp” . Càng xa vời hơn khi chúng ta muốn xây dựng một thành phố văn mình, hiện đại, nghĩa tình,…. hay “đáng sống”,… Mặc dù cơ quan chức năng đã có những biện pháp tích cực như đặt thêm các thùng rác, bảng pano “cấm mang thức ăn xuống bãi biển” nhưng xem ra không mấy hiệu nghiệm, hàng ngàn người dân tự mang thức ăn xuống bãi biển và sau đó là… một bãi rác không hơn không kém và mồi hôi thối của nó khiến nhiều người đi tập thể dục trên dọc bãi biển phải vừa tập thể dục, vừa bịt mũi. ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU PHẢI TIẾP CÔNG DÂN ÍT NHẤT MỘT NGÀY TRONG THÁNG: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN Luật tiếp công dân chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 và một trong những nội dung mới, hợp lòng dân chính là quy định đối với người đứng đầu các cơ quan có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan mình; quy định người đứng đầu các cơ quan phải trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình. Có thể nói, đây là một quy định hợp lòng dân. Thế nhưng, điều mà người dân còn thấy băn khoăn là, hiện nay ở nhiều địa phương công tác tiếp công dân còn nhiều hạn chế, yếu kém. Ở một số địa phương, lãnh đạo còn chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vị trí và tầm quan trọng của công tác tiếp công dân. Thậm chí nhiều nơi còn có những biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm với việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân, xem người khiếu nại, tố cáo là những “cái gai”, “hạt sạn” trong công tác quản lý, là “nhân tố” gây ra tình t...