QUẢNG CÁO HÀNH VI VĂN HÓA, TẠI SAO KHÔNG?
Trên thực tế,
không khó để “chứng kiến” một bãi rác kéo dài vài km trên các bãi biển; không
khó để “phát hiện” những đống rác “vô tình” đổ ra đường; những con chuột “oan ức”
và tội nghiệp khi đã chết còn phải chịu nhiều lần “đau thương” bởi bao nhiêu lần
xe cán vì “ai đó” đã vứt ra đường; không dễ chịu chút nào khi một người vô tư đổ
nước ra đường phố; thỉnh thoảng “hứng” bãi nước bọt khi người đi đường “tặng
cho”,… Tất cả những điều đó thật sự “khủng khiếp” . Càng xa vời hơn khi chúng
ta muốn xây dựng một thành phố văn mình, hiện đại, nghĩa tình,…. hay “đáng sống”,…
Mặc dù cơ quan chức
năng đã có những biện pháp tích cực như đặt thêm các thùng rác, bảng pano “cấm
mang thức ăn xuống bãi biển” nhưng xem ra không mấy hiệu nghiệm, hàng ngàn người dân tự mang thức
ăn xuống bãi biển và sau đó là… một bãi rác không hơn không kém và mồi hôi thối
của nó khiến nhiều người đi tập thể dục trên dọc bãi biển phải vừa tập thể dục,
vừa bịt mũi.
Từ thực tế mà
chúng ta cần phải thừa nhận là, ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân ta nói
chung là còn quá kém. Từ một que kem, mẫu giấy đến con chuột chết đều có
thể bị vứt bất cứ chỗ nào miễn không phải trong nhà mình. Nếu chúng ta quan
sát, không chỉ ở bãi biển mà ngay cả những nơi công cộng như nhà ga, bến tàu,
trường học, bệnh viện, công viên thì hiện tượng vứt rác bừa bãi không phải là
hiếm thấy nếu không muốn nói là khá phổ biến. Có thể nói rằng, hiện tượng này
đã trở thành một vấn đề xã hội đáng quan tâm, nhất là đối với các cơ quan hữu
quan và những nhà quản lý về môi trường. Bởi lẽ, theo chúng tôi, để “có được” một
hành vi văn hóa nói chung hay thói quen “không vứt rác bừa bãi”, thói quen “bỏ
rác vào thùng rác” nói riêng không phải một sớm một chiều và đặc biệt là phải
thông qua tuyên truyền, nhắc nhở, giáo dục, định hướng và cao hơn nữa là phải
có một hệ thống chế tài xử lý nghiêm những hành vi vứt rác bừa bãi. Từ thực tế
này, chúng tôi thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần phải có những biện pháp đủ mạnh
và các biện pháp tuyên tuyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường hay “nhỏ hơn” là
không vứt rác bừa bãi trong nhân dân.
Quảng cáo hành vi văn hóa, tại sao không?
Như trên đã nói, một hành vi văn hóa nói chung và hành vi “bỏ
rác đúng nơi qui định” nói riêng, không phải “bẩm sinh” mà nó phải thông qua nhiều
biện pháp mà hiệu quả hơn hết là biện pháp truyên tuyền và giáo dục. Tại sao
chúng ta suốt ngày quảng cáo cho các sản phẩm thương mại mà không nghĩ đến dành
một liều lượng thời gian nhất định trên các phương tiện truyền thông đại chúng
cho việc “quảng cáo hành vi văn hóa”? Có thể từ những hành vi vứt một vỏ kẹo, một
que kem vào thùng rác (do chính bản thân sử dụng) hay cao hơn chút nữa là hành
vi nhặt một mẫu giấy, một vỏ chuối ai đó vứt bừa bãi để bỏ đúng nơi qui định.
Và sau đó là thái độ phản ứng lại những hiện tượng, những hành vi vứt rác bừa
bãi từ những người xung quanh. Với một thời lượng hợp lý, thời điểm thích hợp,
tần suất đủ lớn, chắc chắn cách “nêu gương” này sẽ dần tạo nên những khuôn mẫu
xã hội tích cực, dần đưa hành động “vứt
rác” trở thành một hành vi có ý thức.
Chế tài xử phạt hành vi vứt rác không đúng nơi qui định, tại sao chưa?
Có người nói rằng, sẽ quá sớm đối với chúng ta khi ban hành
những qui định và chế tài để xử phạt những hành vi về xả rác bừa bãi. Điều này
cũng có lý của nó. Nhưng thiết nghĩ, nếu chúng ta không tín đến thì biết bao giờ
mới trở thành một đất nước văn minh, tiến bộ? Bởi lẽ đó, song song với biện
pháp tuyên truyền giáo dục thường phải gắn với những hành động xã hội. Chẳng hạn,
trước mắt nên tạo những dư luận xã hội tích cực lên án những tật xấu nói trên
(từ các em học sinh đến cán bộ công chức rồi đến người dân), thêm vào đó, cần
có những chế tài thích hợp, đủ mạnh để răng đe, điều chỉnh những hành vi “vứt
rác bừa bãi” gây ảnh hưởng đến môi trường sống trong nhân dân. Ví dụ hành vi đổ
xà bần (vật liệu phế thải trong xây dựng, bao gồm đất, đá, phế phẩm…) vào những
khu gần dân cư sinh sống; hành vi đổ “sản phẩm của hút hầm cầu” bừa bãi, đến việc
vứt xác chuột chết ra đường, té đổ nước từ trên lầu cao xuống dưới hay nhỏ hơn
là xả rác nơi công cộng… Có như thế chúng ta mới dần hình thành ý thức bảo vệ
môi trường nói chung và ý thức bỏ rác đúng noi qui định nói riêng.
Một quốc gia không thể nói là văn minh và tiến bộ khi mỗi
người dân chưa ý thức được cũng như chưa thực hiện được các hành vi văn minh
tương ứng, trong đó có hành vi “bỏ rác đúng nơi qui định”. Và chúng ta không thể
hô hào là văn minh sạch đẹp, là “điểm đến thiêng niên kỷ”, “ấn tượng Việt Nam”
khi chúng ta bị “mất điểm” ngay trong những “chi tiếc nhỏ” này. Đừng để người
nước ngoài mang “ấn tượng Việt
TS. PHẠM ĐI
Nhận xét
Đăng nhận xét