PHÁP LUẬT LÀ MỘT PHẦN THIẾT YẾU CỦA CUỘC SỐNG Quốc hội nước ta đã thống nhất lấy ngày 11-9 hằng năm làm Ngày Pháp luật Việt Nam, đây là dịp để các cơ quan pháp luật tiến hành tuyên truyền, giáo dục kiến thức, ý thức, tố chất pháp luật cho toàn thể nhân dân; đồng thời cũng là dịp để các cơ quan tư pháp và cơ quan hữu quan đánh giá công tác thực thi pháp luật, hành xử và xử lý công việc theo quy định của pháp luật. Quan trọng hơn cả, thông qua Ngày Pháp luật Việt Nam để tất cả người dân bồi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật, "thành tín thủ pháp", đặc biệt người dân nắm và hiểu biết những vấn đề căn bản của pháp luật để hành xử và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của chính bản thân... Để Ngày Pháp luật có ý nghĩa thiết thực đối với từng cán bộ, từng người dân và toàn xã hội thì không nên coi Ngày Pháp luật là ngày "kỷ niê...
Bài đăng
Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
TÍNH TẤT YẾU VÀ LOGIC CỦA “HAI DẤU MỐC PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG” Ngày 31 tháng 8 năm 2020, với tiêu đề: " Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới ", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu hết sức quan trọng, trong đó đáng chú ý là việc xác định và nhấn mạnh đến “ hai dấu mốc phát triển quan trọng ”: (1) Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; (2) Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao . Có thể nói, đây là hai “dấu mốc”, mục tiêu mang tính tính lịch sử (gắn kết giữa quá khứ với hiện tại và tương lai), tính chiến lược (có tầm nhìn xa), tính logic (giữa lý luận và thực tiễn, giữa tư duy và hành động, giữa thống nhất và gắn kết ý Đảng với lòng dân) và tính tất yếu (sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị và sự đồng lòng ủng hộ của toàn t...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
AN SINH XÃ HỘI – CHÍNH SÁCH CỦA Ý ĐẢNG LÒNG DÂN V ới tiêu đề: " Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới " , Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng với độ dài hơn 15 trang giấy, dung lượng gần 7.000 từ, hàm chứa và bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực; chỉ ra những thành tựu cũng như khó khăn, thách thức. Trong đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã đề cập và nhấn mạnh đến vấn đề phúc lợi xã hội, an sinh xã hội mà cụ thể là xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội, bảo đảm xã hội,… Có thể nói, sự quan tâm và định hướng chỉ đạo này chính là “ý Đảng, lòng dân”. Sau 75 năm thành lập nước, 45 năm giải phóng niềm Nam thống nhất đất nước và s au gần 35 năm đổi mới, hệ thống an sinh xã hội của nước ta ngày càng hoàn thiện bởi nhận được sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, sự triển khai quyết liệt của Nhà nước và Chính phủ, từng bước bảo đảm an toàn cho người dân khi gặp rủ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
NHẬN DIỆN VỀ NỘI HÀM CỦA KHÁI NIỆM NHÓM VÀ LỢI ÍCH NHÓM ĐỂ ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH Để chuẩn bị và tổ chức tốt cho đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (sau đây gọi tắt là Đại hội XIII), trong thời gian qua, mặc dù vừa phải ra sức, chúng tay để đẩy lùi đại dịch COVID-19, phát triển kinh tế-xã hội, vừa phải tiến hành các nhiệm vụ chính trị cần thiết để tiến hành thuận lợi Đại hội XIII, trong đó có công tác cán bộ. Thế nhưng, trước thềm đại hội, cũng là thời điểm hết sức nhạy cảm, các thế lực thù địch càng tăng cường các hoạt động chống phá, tung ra luận điệu xuyên tạc, sai trái nhằm làm suy giảm niềm tin, phá hoại Đại hội XIII của Đảng, trong đó xoáy vào công tác cán bộ. Lợi dụng những yếu kém, bất cập của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị càng gia tăng chống phá với những giọng điệu bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc nguy hiểm. Chúng trắng trợn xuyên tạc r...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
THU HỒI TÀI SẢN THAM NHŨNG: CẦN “NẮM ĐẤM TỔ HỢP” Một khi tăng quyền làm chủ và sự tham gia của người dân vào công cuộc phòng, chống tham nhũng thì các tài sản do tham nhũng mà có chắc chắn sẽ bị “lòi” ra dưới sự giám sát của nhân dân. Tình hình tham nhũng ở nước ta ngày càng phức tạp, đa dạng về loại hình, nghiêm trọng về tính chất và mức độ. Theo đó, số lượng tài sản do tham nhũng chắc chắn là không hề nhỏ. Điều đáng nói là số tài sản bất chính ấy lại núp bóng, chuyển hóa dưới nhiều dạng, cho nên vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng là một vấn đề nan giải. Chúng ta cần một thái độ cương quyết, triệt để đối với tham nhũng và thu hồi tài sản do tham nhũng. Với tình hình thực tiễn và bối cảnh chính trị - văn hóa - xã hội như nước ta hiện nay, cần những giải pháp cụ thể như những “nắm đấm tổ hợp”. Siết kê khai, chế tài đủ mạnh Vấn đề quan trọng đầu tiên và xuyên suốt là phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (2...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
ÉP DÂN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI: VÌ ĐÂU NÊN NỖI? Trong mấy ngày gần đây, thông tin về người dân ở xã Tân Thủy (H. Lệ Thủy, Quảng Bình) ca thán về việc bị ép nộp các khoản tiền để xây dựng nông thôn mới (NTM) bất chấp mọi đối tượng như người nghèo, người tàn tật, người "gần đất xa trời", diện bị trợ cấp chất độc da cam,... khiến dư luận không khỏi bức xúc. Điều này chứng tỏ, chẳng những cán bộ lãnh đạo, quản lý địa phương không hiểu đúng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia về NTM mà còn là việc làm hết sức chủ quan, duy ý chí, nóng vội và thiếu cái "tâm" của người lãnh đạo, quản lý gây nên những bức xúc, thậm chí phản cảm cho nhiều nông dân ở địa phương. Xây dựng NTM là chủ trương lớn nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do vậy, nếu để thực hiện ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẦN CHÍNH SÁCH MỚI Thực tiễn sau 5 năm xây dựng nông thôn mới cho thấy đã đến lúc cần rà soát hệ thống chính sách liên quan để sửa đổi những điểm chồng chéo, chưa phù hợp; bổ sung, hoàn thiện, ban hành chính sách mới, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới. Mục tiêu then chốt của xây dựng nông thôn mới (NTM) là rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng bộ mặt nông thôn hiện đại, đem lại lợi ích cho đông đảo nông dân. Để xây dựng NTM đạt hiệu quả trong giai đoạn tới, Chính phủ và các cơ quan hữu quan cũng cần rà soát lại các văn bản quy phạm và các chính sách cụ thể, vừa bảo đảm tính nhất quán trong công tác chỉ đạo, vừa tránh chồng chéo trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung NTM. Xây dựng tiêu chí linh hoạt theo phân loại nông thôn Trước hết cần điều chỉnh một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM theo hướng phù hợp với từng vùng miền (đồng bằng, ven đô, vùng núi, ven biển, h...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ, YẾU TỐ SỐNG CÒN CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Vai trò của chính quyền và người quản lý đô thị Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, việc lựa chọn và xây dựng phương thức phát triển đô thị bền vững là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, nhiều đô thị trong cả nước vẫn còn tồn tại những yếu kém về mặt qui hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, trong đó có cả những yếu kém về nhận thức, tổ chức thực hiện, giám sát... Đó có thể kể đến là công tác qui hoạch xây dựng đô thị chưa được quan tâm đúng mức. Việc công bố, công khai qui hoạch xây dựng theo luật định của Luật xây dựng chưa được thực hiện nghiêm túc ở một số địa phương. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng không thể không nói đến trình độ, năng lực của đội ngũ công chức quản lý qui hoạch xây dựng đô thị ở cấp cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chưa thực hiện đúng vai trò của mình trong công tác quản lý xây dựng đô thị. Chính điều này là điều kiện “màu mở” để nảy sinh tình tr...