PHÁP LUẬT LÀ MỘT PHẦN THIẾT YẾU CỦA CUỘC SỐNG
Quốc hội nước ta đã thống nhất lấy ngày 11-9 hằng năm làm Ngày Pháp luật Việt Nam, đây là dịp để các cơ quan pháp luật tiến hành tuyên truyền, giáo dục kiến thức, ý thức, tố chất pháp luật cho toàn thể nhân dân; đồng thời cũng là dịp để các cơ quan tư pháp và cơ quan hữu quan đánh giá công tác thực thi pháp luật, hành xử và xử lý công việc theo quy định của pháp luật. Quan trọng hơn cả, thông qua Ngày Pháp luật Việt Nam để tất cả người dân bồi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật, "thành tín thủ pháp", đặc biệt người dân nắm và hiểu biết những vấn đề căn bản của pháp luật để hành xử và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của chính bản thân...
Để Ngày Pháp luật có ý nghĩa thiết thực đối với từng cán bộ, từng người dân và toàn xã hội thì không nên coi Ngày Pháp luật là ngày "kỷ niệm" của ngành, của tổ chức nào đó để rồi tiến hành những "lễ hội" phô trương, hình thức theo kiểu "đến hẹn lại lên", như vậy ý nghĩa chính trị-xã hội cao đẹp của Ngày Pháp luật sẽ không còn. Cần phải nhận thức đầy đủ và nghiêm túc về nó và đồng thời, đưa những chiến lược căn cơ, dài hơi, có quy trình bài bản và chặt chẽ. Chẳng hạn, hằng năm cần có những mục tiêu cụ thể, chủ đề rõ ràng, nội dung hoạt động tỉ mỉ, đa dạng hóa về hình thức để tiến hành.
Tóm lại, để Ngày Pháp luật thật sự có ý nghĩa và có sức lan tỏa đến toàn xã hội, theo tôi cần phải lấy truyền thông đại chúng, phổ biến pháp luật làm phương tiện; lấy sự tuyên dương, biểu dương nhân rộng tấm gương điển hình về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật làm chất kích thích; lấy Hiến pháp và pháp luật làm nội dung chủ yếu; lấy việc "thượng tôn pháp luật" của nhân dân và toàn xã hội làm hướng đích; lấy sự bảo hộ lợi ích chính đáng của nhân dân là phương châm hành động; lấy sự công minh, công chính, công tâm làm kim chỉ nam hành động; lấy việc nâng cao tố chất pháp luật của nhân dân là thước đo đánh giá. Có như thế, Hiến pháp và pháp luật không còn là điều gì xa lạ mà trở thành một phần thiết yếu của đời sống xã hội: chi phối tư duy, điều chỉnh hành vi, định hướng hành động của con người.
TS. Phạm Đi
PHẦN TẦNG XÃ HỘI: NỘI DUNG, BẢN CHẤT, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
NHẬN THỨC VỀ PHẦN TẦNG XÃ HỘI: NỘI DUNG, BẢN CHẤT, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Khái luận về phân tầng xã hội 1.1. Khái niệm, nội dung Đối với giới nghiên cứu khoa học ở nước ta, khái niệm phân tầng xã hội càng tương đối mới mẻ [1] , có tác giả cho rằng, “Phân tầng xã hội có thể hiểu như là một sự phân chia và hình thành cấu trúc gồm các tầng xã hội (bao gồm cả sự phân loại, xếp hạng). Đó là sự phân chia xã hội ra thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín) cũng như một số khác biệt về trình độ nghề nghiệp, học vấn, kiểu nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật…” [2] . Với cách tiếp cận xã hội học thì phân tầng xã hội có những đặc điểm: Phân tầng xã hội diễn ra ở nhiều khía cạnh như chính trị, kinh tế, địa vị xã hội, học vấn; phân tầng xã hội ...
Nhận xét
Đăng nhận xét