Bài đăng

KHI KPIs LÀ THƯỚC ĐO NỀN CÔNG VỤ

  THÔI VIỆC DO KHÔNG ĐẠT KPIs: BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO CẦN CÂN NHẮC Việc áp dụng KPIs (Key Performance Indicators) vào hệ thống đánh giá công chức không chỉ là xu hướng quản trị hiện đại mà còn có cơ sở chính trị - pháp lý rõ ràng trong quá trình cải cách nền hành chính nhà nước tại Việt Nam. Từ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đến Nghị quyết 26-NQ/TW về xây dựng đội ngũ cán bộ [1] ,…và gần đây là các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị về đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý cán bộ, đều nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực và hiệu quả. Dự thảo sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện nay chính là bước thể chế hóa cụ thể các chủ trương lớn đó, trong đó việc đưa KPIs vào đánh giá công chức nhằm lượng hóa kết quả thực hiện công vụ, tạo cơ sở để sàng lọc, khen thưởng hoặc xử lý trách nhiệm một cách công bằng, minh bạch. 1. Những khó khăn, v...

NHỮNG CHUYẾN ĐI KHÔNG ĐÚNG LÚC

  SẮP XẾP BỘ MÁY, TINH GIẢN BIÊN CHẾ VÀ NHỮNG CHUYẾN ĐI “KHÔNG ĐÚNG LÚC” Thời gian gần đây, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến hiện tượng một số địa phương tổ chức cho cán bộ, viên chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các địa phương khác trong khi cả nước đang bước vào giai đoạn cao điểm thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại đơn vị hành chính, đặc biệt là việc bỏ cấp huyện. Những trường hợp cụ thể như huyện U Minh (Cà Mau) tổ chức đoàn đi Côn Đảo, hay Tỉnh ủy Quảng Trị đưa đoàn cán bộ sắp nghỉ hưu đi học tập kinh nghiệm là những ví dụ điển hình cho thực trạng đang gây bức xúc trong nhân dân. Ngụy biện cho lợi ích riêng? Trả lời báo chí, lãnh đạo các địa phương này cho rằng, đây là hoạt động thường xuyên, nằm trong kế hoạch công tác đã được phê duyệt từ trước ( Tuổi trẻ ngày 14/5/2025 ) . Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: tại sao trong bối cảnh đất nước đang nỗ lực tối đa để sắp xếp, tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nước,...

BỎ THI NÂNG NGẠCH CẦN GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ

  BỎ THI NÂNG NGẠCH, BỎ TẬP SỰ: CẦN CẢI CÁCH ĐỒNG BỘ, TRÁNH TƯ DUY “XẾP CHỖ TRƯỚC – HỢP THỨC HÓA SAU” Việc Bộ Nội vụ đề xuất bỏ thi nâng ngạch và chế độ tập sự đang nhận được sự quan tâm lớn từ cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước. Về lý thuyết, đây là bước đi mạnh mẽ nhằm đưa nền công vụ Việt Nam rời khỏi quỹ đạo “chức nghiệp” truyền thống – vốn nặng về bằng cấp, thâm niên – để hướng tới một nền công vụ hiện đại, dựa trên vị trí việc làm và năng lực thực tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh tổ chức bộ máy còn đang sắp xếp, tinh gọn với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, việc triển khai ý tưởng này liệu có khả thi? Điều gì đang là điểm nghẽn cần tháo gỡ? Từ chức nghiệp sang vị trí việc làm: bước chuyển chưa đồng pha Một trong những điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là sự “lệch pha” giữa tư tưởng cải cách hành chính và thực tiễn tổ chức bộ máy. Trong khi chủ trương hiện nay hướng đến mô hình công vụ theo vị trí việc làm (job-based system), thì phần lớn các cơ quan nhà nước vẫn đang v...

LÒNG SE ĐIẾU VÀ CHÚT SE LÒNG

  LÒNG SE ĐIẾU VÀ CHÚT SE LÒNG Những ngày qua, ba chữ “lòng se điếu” bỗng trở thành cụm từ được nhắc đến dày đặc, từ hành lang nghị trường đến mạng xã hội, từ bàn ăn của người dân đến các phòng họp của cơ quan quản lý. Từ một video được đăng tải, câu chuyện về món ăn tưởng chừng dân dã, quen thuộc ấy đã thổi bùng một cơn bão dư luận về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng sâu xa hơn, đó còn là hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy giảm niềm tin xã hội – một loại “lòng” còn đáng lo hơn cả “lòng lợn”. Là người quan sát dòng chảy xã hội, tôi không khỏi se lòng khi chứng kiến phản ứng của dư luận trước hiện tượng “lòng se điếu”. Không chỉ là nỗi lo về món ăn quen thuộc bị “phơi bày sự thật”, mà còn là sự loay hoay, chồng chéo trong cách chúng ta quản lý, truyền thông và giữ gìn niềm tin xã hội. Một câu chuyện tưởng như nhỏ nhặt – nhưng lại đang phơi lộ nhiều vấn đề lớn hơn, nhức nhối hơn. Khi “lòng” trở thành nỗi ám ảnh “Lòng se điếu” – một loại nội tạng (hoặc cách chế biến nội tạng) độn...

XE CÔNG CẤP XÃ: GIẢI PHÁP NÀO TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ?

  XE CÔNG CẤP XÃ: GIẢI PHÁP NÀO TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ? Bộ Tài chính mới đây đã đề xuất trang bị xe công cho cấp xã theo Dự thảo Nghị định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô (Công văn số 5305/BTC-QLCS năm 2025). Đề xuất này ngay lập tức thu hút nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền đang đẩy mạnh tinh giản bộ máy, siết chặt chi thường xuyên và thúc đẩy nền hành chính số. Xe công là cần thiết ở một số địa bàn đặc thù Không thể phủ nhận rằng, tại các xã miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi giao thông còn nhiều khó khăn, việc bố trí phương tiện phục vụ công vụ là cần thiết. Trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, cứu hộ cứu nạn, an ninh trật tự hoặc xử lý hành chính đột xuất, xe công sẽ giúp chính quyền địa phương phản ứng nhanh, kịp thời. Tuy nhiên, từ nhu cầu thực tế đến khả năng triển khai đại trà vẫn là một khoảng cách không nhỏ, đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng để bảo đảm hiệu quả và công bằng. Thách thức trong triển khai: Không thể “một mô hình áp ...

TÊN MỚI SAU SÁP NHẬP: VĂN HÓA, LỊCH SỬ HAY THUẬN LỢI CHO BÀI TOÁN QUẢN LÝ?

  ĐỔI TÊN PHƯỜNG SAU SÁP NHẬP Ở TP. HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, VĂN HÓA HAY TIỆN LỢI CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ? Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã/phường là một bước quan trọng trong quá trình tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý đô thị tại TP. Hồ Chí Minh theo tinh thần chung. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là sau khi sáp nhập, các xã/phường mới nên được đặt tên theo hướng nào: gợi nhớ lịch sử, văn hóa địa phương hay sử dụng số thứ tự để đảm bảo tính thống nhất và thuận tiện trong quản lý? Đây không chỉ là một bài toán hành chính mà còn liên quan đến bản sắc đô thị và sự gắn kết của người dân với cộng đồng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc đặt tên đơn vị hành chính phải đảm bảo các nguyên tắc như không trùng lặp, phản ánh được đặc điểm lịch sử, văn hóa, địa lý của địa phương và đảm bảo sự đồng thuận của người dân. Trong quá trình đô thị hóa và mở rộng thành phố, việc sắp xếp lại các phường nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, giảm chi phí hành chính nhưng vẫn giữ đượ...

TĂNG PHÚC LỢI CHO CÁN BỘ CẤP XÃ SAU SÁP NHẬP

  BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ VÀ PHÚC LỢI TỐT HƠN CHO CÁN BỘ CẤP XÃ SAU SÁP NHẬP Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã không chỉ làm thay đổi bộ máy tổ chức mà còn tác động trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ, công chức, nhất là những người gần đến tuổi nghỉ hưu hoặc bị ảnh hưởng bởi tinh giản biên chế. Do đó, cần có các chính sách bảo đảm chế độ hưu trí và phúc lợi tốt hơn để hỗ trợ đội ngũ này một cách hợp lý và nhân văn. Từ những thách thức sau sáp nhập - Khi hợp nhất, sáp nhập, giảm đầu mối theo hướng “tinh, gọn, nhẹ” thì đương nhiên một số vị trí, chức danh bị cắt giảm dẫn đến một số cán bộ không còn giữ chức vụ như trước, thậm chí phải nghỉ việc. Những cán bộ có năng lực cao hơn hoặc có thời gian công tác dài hơn thường được ưu tiên giữ lại, trong khi những người ít kinh nghiệm hơn có nguy cơ mất vị trí hoặc thôi việc. Nói cách khác, nguy cơ mất vị trí, giảm thu nhập (sau khi nghỉ việc) là có thật. - Hình thành những “khoảng trống chính sách” đối với đối tượng cán bộ dôi d...

KHÔNG SỢ MẤT TÊN

  CHỌN TÊN MỚI SAU KHI SÁP NHẬP TỈNH: KHÔNG CHỈ LÀ CÁI TÊN Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh/thành phố là một chủ đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và nhất là người dân. Trong bối cảnh và yêu cầu của sự phát triển, cải cách hành chính cũng là một phương tiện, công cụ để tinh giản bộ máy theo hướng ngọn, nhẹ hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, nhiều địa phương được xem xét để sáp nhập nhằm tối ưu hóa nguồn lực, tăng cường hiệu quả quản lý và phát triển kinh tế - xã hội để tăng tốc bức phá cho đất nước. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng phát sinh từ quá trình này là lựa chọn tên mới cho địa phương hợp nhất, đi kèm với các hệ lụy về hành chính, văn hóa, bản sắc và tâm lý xã hội. Cần phải thiết lập một số nguyên tắc khi đặt tên mới sau khi sáp nhập Việc lựa chọn tên cho địa phương sáp nhập không chỉ đơn thuần là vấn đề danh xưng (tên gọi), mà điều quan trọng hơn là nó còn liên quan đến yếu tố lịch sử, văn hóa...