KHI KPIs LÀ THƯỚC ĐO NỀN CÔNG VỤ
THÔI VIỆC DO KHÔNG ĐẠT KPIs: BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO CẦN CÂN NHẮC Việc áp dụng KPIs (Key Performance Indicators) vào hệ thống đánh giá công chức không chỉ là xu hướng quản trị hiện đại mà còn có cơ sở chính trị - pháp lý rõ ràng trong quá trình cải cách nền hành chính nhà nước tại Việt Nam. Từ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đến Nghị quyết 26-NQ/TW về xây dựng đội ngũ cán bộ [1] ,…và gần đây là các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị về đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý cán bộ, đều nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực và hiệu quả. Dự thảo sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện nay chính là bước thể chế hóa cụ thể các chủ trương lớn đó, trong đó việc đưa KPIs vào đánh giá công chức nhằm lượng hóa kết quả thực hiện công vụ, tạo cơ sở để sàng lọc, khen thưởng hoặc xử lý trách nhiệm một cách công bằng, minh bạch. 1. Những khó khăn, v...