Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2025

BẰNG CẤP HAY NĂNG LỰC?

  TIÊU CHUẨN HÓA TRÌNH ĐỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ: NÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NĂNG LỰC, KHÔNG CHỈ BẰNG CẤP Yêu c ầu mới trong Công văn số 11/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thì cán bộ, công chức cấp xã phải có trình độ đại học trở lên để bảo đảm chất lượng đội ngũ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Về nguyên tắc, việc chuẩn hóa trình độ cán bộ là cần thiết và có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng bộ máy. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm vào tấm bằng mà không xét đến năng lực thực chất thì sẽ dẫn đến những hệ lụy đáng lo ngại trong công tác cán bộ. Chuẩn hóa bằng cấp - xu thế tất yếu nhưng không thể là tất cả Không thể phủ nhận rằng trong bối cảnh mới, đặc biệt sau quá trình sáp nhập đơn vị hành chính, quy mô quản lý và yêu cầu công việc đối với cán bộ cấp xã ngày càng cao. Khi quyền hạn và trách nhiệm tăng lên, tất yếu đòi hỏi người thực thi phải có năng lực tương ứng. Tấm bằng đại học trong tr...

TỪ "TÂM, TẦM TÀI" ĐẾN "TỨ HÓA"

  XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ MỚI SAU SÁP NHẬP: TỪ “ TÂM, TẦM, TÀI” ĐẾN YÊU CẦU “TỨ HÓA” Trong bối cảnh cả nước đang tích cực đẩy mạnh công cuộc sắp xếp tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, các chủ trương lớn như sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã được triển khai đồng bộ nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ nhân dân tốt hơn, sát dân hơn. Sự chuyển động này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một đội ngũ cán bộ cấp xã mới – những người trực tiếp thực thi các chủ trương, chính sách ở cơ sở – với tiêu chí không chỉ là “có tâm, có tầm, có tài” mà còn phải đáp ứng trọn vẹn yêu cầu “tứ hóa”: cách mạng hóa, trí thức hóa, chuyên nghiệp hóa và trẻ hóa. 1. Cách mạng hóa: Động lực đổi mới tư duy và hành động Cách mạng hóa cán bộ cấp xã không chỉ là sự thay đổi trong nhân sự, mà là sự thay đổi trong tư duy, trong phương pháp lãnh đạo, quản lý và phục vụ nhân dân. Trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, cán bộ cơ sở cần rũ bỏ tư duy n...

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG KỶ NGUYÊN MỚI: CHUYỂN BIẾN CHỨC NĂNG VÀ XUNG ĐỘT

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI: THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC   1.     Đặt vấn đề Gia đình luôn được coi là tế bào cơ bản của xã hội, là nơi khởi nguồn, hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con người. Gia đình không chỉ đảm nhận chức năng tái sản xuất xã hội về mặt sinh học mà còn giữ vai trò trung tâm trong việc truyền thụ các giá trị văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy, sự bền vững và phát triển của mỗi gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định và phát triển bền vững của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi xã hội nhanh chóng hiện nay ở Việt Nam, gia đình đang phải đối mặt với nhiều thay đổi và thách thức. Các yếu tố như hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa văn hóa đã và đang tác động mạnh mẽ đến cấu trúc, chức năng và các mối quan hệ trong gia đình. Những thay đổi này vừa mở ra cơ hộ...

KHÔNG HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ 1 NĂM: TINH GIẢN, THÔI VIỆC

TINH GIẢN BIÊN CHẾ VỚI CÔNG CHỨC KHÔNG HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: QUYẾT LIỆT NHƯNG CẦN CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG Mới đây, Bộ Nội vụ đã trình dự thảo Nghị định sửa đổi quy định về tinh giản biên chế, trong đó có đề xuất nổi bật là cán bộ, công chức, viên chức (gọi chung là cán bộ) không hoàn thành nhiệm vụ trong một năm sẽ bị tinh giản biên chế. Một trong những nội dung được chú ý là đề xuất tinh giản cán bộ, công chức, viên chức nếu không hoàn thành nhiệm vụ trong một năm. Đây là bước đi thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả công vụ, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, trách nhiệm, liêm chính, phục vụ. Tuy nhiên, nếu triển khai thiếu cân nhắc, thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, quy định này có thể gây ra những hệ lụy không mong muốn, làm gia tăng tâm lý lo lắng trong đội ngũ công chức và ảnh hưởng đến sự ổn định của bộ máy hành chính, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi cả nước “vừa chạy vừa xếp hàng” để cải tổ bộ máy. Áp lực từ quyết sách mạnh tay Theo...

DI ĐỘNG XÃ HỘI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NÓ

  DI ĐỘNG XÃ HỘI VÀ CHỨC NĂNG   CỦA NÓ 1.     Khái niệm về di động xã hội Khái niệm “di động xã hội” lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách “Di động xã hội” của nhà xã hội học người Mỹ là P. Sorokin [1] , ông cho rằng di động xã hội là sự chuyển dịch vị trí   xã hội của cá nhân, của các giá trị xã hội trong hệ trục không gian và thời gian. Chính vì thế “di động xã hội” có khi được viết thành “dịch chuyển xã hội” và liên quan đến rất nhiều khái niệm tương tự như: di động cơ học, di động sinh học, di động trạng thái tâm lý, di động trạng thái hôn nhân, di động địa lý; di động chiều ngang, di động chiều dọc; di động liên thế hệ, di động nội thế hệ,... Hiện có khá nhiều định nghĩa về di động xã hội, chẳng hạn có định nghĩa cho rằng “ Di động xã hội là sự di chuyển của các cá nhân từ giai cấp này sang giai cấp khác ” [2] . Với định nghĩa này thì chúng ta chỉ nhìn thấy sự “di chuyển” của “cá nhân” và sự di chuyển này chủ yếu nhìn từ “cơ cấu giai cấp”. Nếu v...