GIỚI VÀ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH GIỚI, LỒNG GHÉP GIỚI
BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH GIỚI, LỒNG GHÉP GIỚI VÀO TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
I. KHÁI LUẬN VỀ GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.1.Vài nét về lịch sử các tư tưởng quan điểm về giới và bình đẳng giới
1.1.1. Tư tưởng và quan điểm Nữ quyền
F Mối quan hệ giữa nam
giới và nữ giới, sự bất bình đẳng giữa hai giới
đã có từ lâu trong lịch sử.
F Từ đầu thế kỷ 19, ở
các nước Châu Âu và Mỹ các phong trào đấu tranh giành sự bình đẳng của phụ nữ
hình thành nên chủ nghĩa Nữ quyền: năm 1848 Hội nghị lần thứ nhất về quyền phụ
nữ được tổ chức tại Seneca Falls, New York
Ø
Tư tưởng và quan điểm nữ quyền tự do:
·
Cơ sở lý luận của tư tưởng và quan điểm này là
chủ nghĩa Khai sáng châu Âu từ thế kỷ thứ 18
·
Đấu tranh dành quyền cho phụ nữ
·
Nội dung chủ yếu:
·
Nam giới và nữ giới có chức năng như nhau và được
bình đẳng về mọi mặt, đó là quyền tự nhiên
·
Chia sẻ trách nhiệm trong gia đình và ngoài xã hội
·
Không cần cải cách xã hội hoàn toàn, chỉ cần đưa
phụ nữ có những vai trò mới: bình đẳng và có địa vị như nam giới
Ø
Tư tưởng và quan điểm nữ quyền Mácxít
·
Cơ sở lý luận của tư tưởng và quan điểm này xuất
phát từ học thuyết Mác-Enghen về giai cấp thống trị, bóc lột trong xã hội tư bản
·
Trong xã hội có giai cấp bóc lột trong xã hội tư
bản thì người phụ nữ bị bóc lột nhiều hơn
·
Cấu trúc gia đình kiểu tư bản chủ nghĩa đã nô dịch
và mất đi địa vị của người phụ nữ, làm cho người phụ nữ phụ thuộc vào nam giới
·
Nội dung chủ yếu: Xóa bỏ căn bản và triệt tiêu
các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội, cấu trúc xã hội-gia đình của tư bản
chủ nghĩa
Ø
Tư tưởng và quan điểm nữ quyền cấp tiến (nữ
quyền triệt để)
·
Thể chế “nam trị” không thể cải tạo được mà phải
xóa bỏ hoàn toàn (xóa bỏ cả cơ cấu xã hội, các thiết chế xã hội, thiết chế gia
đình,…)
·
Gia đình là là mô hình của chế độ gia trưởng và
dung nạp kiểu “nam trị” à cần xóa bỏ.
·
Vì sinh sản mà phụ nữ phụ thuộc vào nam giới, bị
nam giới thống trị
·
Sinh sản là quyền riêng tư của phụ nữ do đó, muốn
thoát khỏi sự ràng buộc và thống trị của nam giới thì không nên sinh con à
thái quá, cực đoan
Ø
Tư tưởng và quan điểm nữ quyền Xã hội chủ
nghĩa
·
Về cơ bản cũng giống như quan điểm nữ quyền
Mácxít nhưng khác ở chỗ: không chỉ quan tâm đến vấn đề giai cấp mà còn quan tâm
và đề cao vấn đề bình đẳng giới
·
Hệ thống tư bản và hệ thống “nam trị” đã hình
thành nên hệ thống kép áp bức phụ nữ, tước bỏ quyền bình đẳng của phụ nữ
·
Nội dung chủ yếu: cần xóa bỏ chế độ tư bản và chế
độ “nam trị”.
Ø
Phụ nữ trong sự phát triển và Giới trong sự
phát triển
1.1.2. Quan điểm Phụ nữ trong phát triển (Women In Development – WID)
-
Hình thành năm 1970 ở các nước công nghiệp phát
triển do lúc đó họ thấy rằng, các nhà làm chính sách chỉ nhận thấy và bàn đến
vai trò của phụ nữ trong gia đình như là người sinh đẻ, nuôi dưỡng mà chưa thấy
được (thậm chí không công nhận) vai trò của phụ nữ trong lao động sản xuất và
đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.
-
Khẳng định phụ nữ có nhiều đóng góp cho sự phát
triển của xã hội nhưng địa vị của họ không được coi trọng
-
Vì công bằng xã hội và công lý cho phụ cần phải
đấu tranh
-
Phụ nữ phải tham gia vào các quá trình phát triển,
cơ hội việc làm, được học hành, tham gia vào trong các hoạt động chính trị; được
hưởng thụ nhiều hơn về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đời sống.
-
Quan điểm phụ nữ trong phát triển đạt được những
thành quả và ý nghĩa trong việc làm cho các chính phủ, đảng phái, các nhà hoạch
định chính sách ngày càng quan tâm, chú ý hơn đến nhu cầu và lợi ích thực tế của
phụ nữ trong phát triển.
-
Tuy nhiên quan điểm này còn tồn tại một số hạn
chế:
Thứ nhất, quan điểm WID tiếp cận vấn đề phụ nữ một cách tách biệt
với nam giới, chỉ chú trọng đến vận động và tập hợp phụ nữ mà chưa chú trọng
đúng mức đến quan hệ hữu cơ giữa 2 giới, chưa nhận thấy một thực tế là nam giới
vẫn có một vị thế áp đảo đối với phụ nữ và mọi vấn đề của phụ nữ không thể giải
quyết triệt để nếu không có sự phối hợp, hỗ trợ từ phía nam giới.
Thứ hai, quan điểm WID chỉ coi phụ nữ là nhóm xã hội đặc thù và
những giải pháp đặc ra cũng chỉ dành riêng cho họ.
Thứ ba, những người theo quan điểm WID tuy có chú trọng đưa phụ
nữ tham gia hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, nhưng quá coi trọng
vấn đề năng xuất lao động (mục đích tăng trưởng đặt lên hàng đầu) mà coi nhẹ hoặc
bỏ quan các vấn đề phân hóa trong quan hệ xã hội (coi nhẹ mục tiêu xã hội). Điều
này dẫn đến lợi ích GIỚI thiếu toàn diện, giới không đáp ứng được đầy đủ và
bình đẳng giới không được bảo đảm.
1.1.3. Quan điểm Giới trong phát triển (Gender In Developmnet – GID)
-
Xuất hiện từ những năm 1980.
-
Khẳng định vai trò của cả nam giới và nữ giới
trong sự ổn định và phát triển xã hội
-
Xem xét thực trạng giới nữ trong sự so sánh với
giới nam
-
Xem xét về khả năng và mức độ đóng góp, nghĩa vụ
và quyền lợi hay sự tiến bộ của mỗi giới; về mối quan hệ giữa 2 giới trong hiện
tại và tương lai.
-
Mục tiêu là phụ nữ có điều kiện phát triển hết
năng lực của mình và có điều kiện phát triển toàn diện, được bình đẳng với nam
giới
-
Coi trọng vấn đề phát triển bền vững
So
đồ so sánh giữa WID và GID
Tiêu chí so sánh |
WID |
GID |
Cách tiếp cận |
Xem phụ nữ là một vấn đề |
·
Tiếp
cận phát triển |
Trọng tâm |
Phụ nữ |
·
Mối
quan hệ giữa 2 giới |
Vấn đề |
Phụ nữ bị loại ra khỏi quá trình phát triển |
Những mối quan hệ bất bình đẳng về quyền lực ngăn cản sự
phát triển bình đẳng và sự tham gia đầy đủ của phụ nữ |
Mục tiêu |
Một sự phát triển hiệu quả hơn |
Phát triển bình đẳng, bền vững trong đó nữ giới và nam giới
đều có quyền quyết định |
Giải pháp |
Hòa nhập phụ nữ vào trong quá trình phát triển hiện hữu |
Tăng quyền lực cho những người thiệt thòi và cho phụ nữ Thay đổi những mối quan hệ bất bình đẳng |
Các chiến lược |
Các dự án của phụ nữ Phải đưa thành phần phụ nữ vào các dự án Tăng năng suất của
phụ nữ Tăng thu nhập của phụ nữ ·
Tăng
khả năng chăm lo gia đình của phụ nữ |
Xác định những nhu cầu thực tế (do nam và nữ xác định) để
cải thiện hoàn cảnh của họ Nghiên cứu những nhu cầu, lợi ích của lâu dài của phụ nữ Nghiên cứu lợi ích của người nghèo và phụ nữ nghèo trong
sự phát triển và phát triển bền vững |
1.2. Vấn đề giới và quyền bình đẳng giới trong luật pháp và công ước quốc tế
FVấn đề bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, cấm phân
biệt đối xử đối với phụ nữ và nâng cao vai trò phụ nữ trong xã hội là vấn đề
mang tính toàn cầu thuộc lĩnh vực chính sách xã hội và đã được luật hóa bằng
các công ước quốc tế.
FLiên hiệp quốc đã thông qua 3 công ước quan trọng là:
- Công
ước về quyền chính trị của phụ nữ: đã được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày
20/12/1952 và có hiệu lực từ 7/7/1954
- Công
ước về quyền dân sự và chính trị (đã được
Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 16/12/1966 và có hiệu lực ngày 23/3/1976)
- Công
ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Đại hội đồng thông qua
ngày 18/12/1979, có hiệu lực thi hành ngày 3/9/1981)
1.3. Một số khái niệm then chốt khi nghiên cứu về bình đẳng giới
1.3.1. Giới tính (sex, sexuality)
Giới tính là một phạm trù sinh học
và sinh lý học giúp phân biệt được đàn ông và phụ nữ (nam-nữ)
Đặc trưng: phụ nữ có kinh
nguyệt; đàn ông có tinh hoàn; vú của phụ nữ thì phát triển lớn hơn và có khả
năng tiết ra sữa; hệ xương của đàn ông thường phát triển hơn; đàn ông thường có
thể lực mạnh hơn; phụ nữ có khả năng mang thai, sinh con và cho con bú,...
1.3.2. Giới
(gender)
Giới là một phạm trù xã hội dùng để
chỉ các vai trò, thái độ và giá trị của giới tính do xã hội gán cho.
So sánh giữa giới và giới tính
Giới tính (sex) |
Giới (Gender) |
·
Đặc
điểm sinh học |
·
Đặc
trưng xã hội |
·
Bẩm
sinh |
·
Do
xã hội hóa |
·
Đồng
nhất |
·
Đa
dạng |
·
Không
biến đổi |
·
Biến
đổi theo hoàn cảnh xã hội |
·
Không
thay đổi (xã hội, quốc gia, dân tộc,…) |
·
Thay
đổi theo không gian và thời gian |
1.3.3. Định kiến giới
Là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu
cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
1.3.4. Phân biệt đối xử về giới
Là việc hạn chế, loại trừ, không
công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
1.3.5. Bình đẳng giới
Là việc nam, nữ có vị trí, vai
trò ngang nhau, được
tạo điều kiện
và cơ hội phát huy năng
lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình
và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
1.3.6. Chỉ số phát triển về giới (Gender
Development Index- GDI)
Là số liệu tổng hợp phản ánh thực
trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi
thọ trung bình, trình độ
giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
- GDI là một thước đo cho biết mức độ bình đẳng giới trong quá trình
phát triển.
GDI=1/3[chỉ số kỳ vọng sống + chỉ
số học vấn + chỉ số GDP bình quân đầu người theo PPP $ có điều chỉnh]
- GDI càng tiến tới = 1 thì càng
bình đẳng và càng lùi
về = 0 thì càng bất bình đẳng.
1.3.7. Nhu cầu giới
Là nguyện vọng, yêu cầu được đáp ứng của mỗi giới để thực
hiện các vai trò tương ứng của mình. Nhu cầu giới thể hiện trên bình diện: nhu
cầu giới trên thực tế và nhu cầu giới chiến lược.
1.3.8. Nhạy cảm giới
Nhạy cảm giới là nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nhu cầu,
vai trò, trách nhiệm khác nhau của nam giới và nữ giới, hiểu được những khác biệt
này có thể dẫn đến sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong tiếp cận và kiểm
soát các nguồn lực, mức độ tham gia, thụ hưởng các nguồn lực và thành quả phát
triển.
Các
mức độ nhạy cảm giới:
(1) Mù giới (Gender blind): Là
tình trạng không nhận thức được hoặc không thừa nhận các vấn đề về
giới và có xu hướng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng về giới;
(2)
Trung lập về giới (Gender neutral): Nhận thức được và biết các vấn
đề về giới nhưng không có bất cứ hành động nào can thiệp, do đó có xu hướng củng
cố hiện trạng bất bình đẳng về giới;
(3) Có
đáp ứng giới (Gender responsive): Cải thiện tình trạng bất bình đẳng
về giới bằng các tiến hành giải quyết các vấn đề về giới, nhưng không cố gắng
thay đổi quan hệ giới, không cải thiện vị trí xã hội của nữ giới;
(4)
Chuyển biến giới (Gender transformative): Giải quyết các vấn đề về bất
bình đẳng giới và làm thay đổi vai trò, chuẩn mực, quan hệ quyền lực có hại cho
cả hai giới.
1.3.9. Trách nhiệm giới
Trách nhiệm giới là việc nhận thức được các vấn đề giới,
khác biệt giới và nguyên nhân của những khác biệt đó, từ đó, đưa ra các biện
pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục bất bình đẳng trên cơ sở giới.
Ví dụ: Những
người thực hiện dự án hỗ trợ cộng đồng nâng cao năng suất và chất lượng thủy sản
có nhạy cảm giới, nhận biết được nguyên nhân mang tính giới dẫn đến kết quả
không như mong đợi trong các hoạt động dự án, họ thực hiện việc điều chỉnh đối
tượng được mời tham dự các cuộc họp và tập huấn do dự án tổ chức nhằm đảm bảo nữ
giới được tiếp cận đầy đủ các thông tin liên quan. Như vậy, họ đã có trách nhiệm
giới trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện các công việc của dự án.
1.4. Nguồn gốc căn bản của bất bình đẳng giới
1.1.
Nguồn
gốc kinh tế
1.2.
Nguồn
gốc chính trị
1.3.
Nguồn
gốc văn hóa và xã hội
1.4.
Do
chính bản thân người phụ nữ (nguồn gốc tự nhiên-tự thân)
II. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
TA
1. Tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và vấn đề
bình đẳng nam nữ
Mức
độ giải phóng phụ nữ là thước đo tự nhiên của sự giải phóng con người nói chung.
Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Bác viết: “Ông Kác Mác nói rằng: Ai đã biết lịch
sử thì biết muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm
nổi.. Xem tư tưởng của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào”.
Phụ
nữ là lực lượng quan trọng trong lịch sử và trong sản xuất” (Báo cáo chính trị
của Hồ Chủ tịch tại Đại hội Đảng lần thứ III). Người nói: “Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội thì: Nhất thiết phải tăng gia sản xuất cho thật nhiều. Muốn sản xuất
nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải
phóng sức lao động của phụ nữ. Nói phụ nữ là nói một nữa xã hội. Nếu không giải
phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ một nữa,…”.
“Nhiều
người lầm tưởng đó là việc dễ, chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm
sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng, bình quyền, lầm to!” (Hồ
Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ nữ, 1960, tr.31 )
Quan
điểm chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ:
Giải
phóng phụ nữ trước hết là giải phóng sức lao động của giới nữ - một lực lượng
quan trọng chiếm ½ xã hội
Giải
phóng phụ nữ để đẩy mạnh sản xuất, để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Sự
nghiệp giải phóng phụ nữ cần gắn liền với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Vấn
đề giải phóng phụ nữ phải giải quyết trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa gia
đình và xã hội.
Muốn
thực hiện việc giải phóng phụ nữ thì một mặt phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến,
tư tưởng tư sản trong người đàn ông và mặt khác, người phụ nữ phải phấn đấu
vươn lên, tự lập, tự cường, tránh ỷ lại vào Đảng và Chính phủ.
2. Quan điểm Giới và vấn đề bình đẳng giới
trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ta
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương mới được thành lập
(2/1930), vấn đề nam nữ bình quyền đã được ghi nhận trong “Chánh cương văn tắt
của Đảng”. Trong chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng
6/1932, Đảng đã đề ra yêu cầu đấu tranh đòi: “Bỏ hết thảy các pháp luật và tục
lệ hủ bại làm cho đàn bà không được bình đẳng với đàn ông,… cấm thủ tục lấy nhiều
vợ, vợ hầu, vợ lẽ và quyền đàn bà được giữ lại con mình lúc li dị”.
Cương lĩnh Đảng Cộng sản 1930: “Giải phóng phụ nữ” và
“thực hiện nam nữ bình quyền” là một trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của Cách mạng Việt
Nam”
2.1. Trong hiến pháp:
Các
bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 đều có quy định về quyền bình đẳng nam nữ.
Điều 9 hiến pháp năm 1946: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”;
Điều 63 hiến pháp năm 1980: “Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”.
Hiến
pháp Việt Nam còn “nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm
nhân phẩm phụ nữ”.
2.2. Trong pháp luật
Ø Luât hôn
nhân gia đình
Ø Luật lao động
Ø Luật doanh
nghiệp
Ø Luật dân sự
Ø Luật hình
sự
Ø Luật đất
đai
Ø Luật giáo
dục
Ø Luật bảo vệ
sức khỏe nhân dân
Ø Luật bầu cử
Ø Luật bình
đẳng giới
Ø Luật
phòng, chống bạo lực gia đình
III. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở NƯỚC TA
1. Những thành tựu
Ø
Hệ thống pháp luật về bình đẳng giới ngày càng
hoàn thiện hơn
Ø Phụ nữ ngày càng khẳng định hơn vai trò
tham gia quản lý, lãnh đạo
Ø Phụ nữ ngày càng tham gia nhiều hơn vào
các lĩnh vực lao động và có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế đất nước
Ø Khoảng cách giới trong giáo dục ngày càng
được thu hẹp
Ø Phụ nữ ngày càng được thụ hưởng bình đẳng
với nam giới trong các dịch vụ công về y tế, văn hóa, xã hội
Ø Định kiến giới, khuôn mẫu giới ngày càng
được cải thiện theo hướng tích cực
2. Những thách thức
Ø
Định kiến giới còn tồn tại trong các tầng lớp xã
hội và nhóm dân cư
Ø
Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của phụ
nữ còn thấp so với nam giới, tỷ lệ mù chữ của PN còn cao so với nam giới
Ø
Hạn chế về cơ hội việc làm, chênh lệch về thu nhập
so với nam giới
Ø
Tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý lãnh đạo còn thấp,
không đồng đều ở các lĩnh vực và chưa
tương xứng với lực lượng phụ nữ trong xã hội
Ø
Tỷ lệ phụ nữ nghèo còn cao; phụ nữ cao tuổi, đơn
thân, tàn tật chưa được quan tâm đúng mức.
Ø
Những tệ nạn xã hội có tác động tiêu cực đến đời
sống phụ nữ, trẻ em gái có xu hướng gia tăng
Ø
Thiếu số liệu tách biệt giới
Ø
Luật pháp, chính sách về bình đẳng giới triển
khai chậm
3. Một số giải pháp
Ø
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,
cơ chế chính sách về bình đẳng giới.
Ø
Đẩy mạnh việc lồng ghép giới vào hoạch định chiến
lược, kế hoạch phát triển và thực thi chính sách ở các cấp, các ngành.
Ø
Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ
máy quốc gia về bình đẳng giới.
Ø
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức về bình đẳng giới.
Ø
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời
đánh giá, khen thưởng, xử lý vi phạm việc thực hiện chủ trương chính sách về
bình đẳng giới.
Ø
Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nữ
Ø
Thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm ngăn ngừa
các tệ nạn xã hội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ.
Ø
Tăng cường lồng ghép giới.
IV. KỸ NĂNG PHÂN TÍCH GIỚI VÀ LỒNG GHÉO GIỚI
1. Khát quát về phân tích giới
1.1. Khái niệm
Phân tích giới là hoạt động nghiên cứu, phân tích nhằm tìm
hiểu về mối tương quan giữa nam và nữ, nhu cầu và ưu tiên của mỗi giới trong một
lĩnh vực cụ thể.
1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng
- Cung cấp dữ liệu về thực trạng, mối quan tâm và nhu cầu của
mỗi giới trong một lĩnh vực, chính sách cụ thể.
- Nắm bắt thông tin để xây dựng chính sách phù hợp với nhu cầu
của mỗi giới
- Phân bổ các nguồn lực phù hợp.
1.3. Một số công cụ phân tích giới
1.3.1. Phân tích phân công lao động
theo giới
- Công việc gia đình: Thức ăn, chỗ ở, chăm sóc sức khỏe,
giáo dục…..
- Công việc sản xuất: Những việc tạo ra sản phẩm, tạo
ra thu nhập…..
- Công việc cộng đồng: Hoạt động môi trường, sức khỏe
cộng đồng….
- Công việc chính trị: Tham chính, ra quyết định…
1.3.2. Phân tích mức độ tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và lợi ích
- Ai (nam/nữ) có nguồn lực nào?
- Ai tiếp cận và kiểm
soát nguồn lực và lợi ích ở mức độ nào?
- Sự khác biệt giới trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và
lợi ích là gì?
1.3.3. Phân tích sự tham gia vào quá trình ra quyết định
- Quyết định đó tác động đến đời sống của nhóm đối tượng
nào?
- Ai chịu tác động nhiều nhất?
- Ai tham gia vào quá trình ra quyết định?
- Ai có tiếng nói cuối cùng?
- Sự khác biệt giới trong mô hình ra quyết định?
1.3.4. Phân tích nhu cầu giới và các yếu tố ảnh hưởng
- Thuận lợi/khó khăn của mỗi giới trong lĩnh vực chính sách
là gì?
- Nhóm đối tượng nào bị tác động nhiều nhất?
- Nguyên nhân dẫn đến khoảng cách giới trong lĩnh vực chính
sách là gì?
- Mỗi giới có nhu cầu gì? Có giống và khác nhau trong mối
quan tâm ưu tiên của họ trong lĩnh vực chính sách được phân tích hay không?
1.3.5. Các bước tiến hành phân tích giới
- Bước 1: Thu
thập, phân tích thông tin, số liệu tách biệt giới
- Bước 2: Rà
soát văn bản chín sách và đánh giá quá trình thực hiện chính sách từ góc độ giới
- Bước 3: Tiến
hành tham vấn
- Bước 4: Tổng
hợp vấn đề, phân tích xu thế bất bình đẳng giới trong lĩnh vực chính sách
2. Khái quát về lồng ghép giới
2.1. Khái niệm
Lồng ghép
giới là biện pháp hay cách thức chuyển hóa mối quan tâm về bình đẳng giới làm thay đổi nhận thức cá nhân, tổ chức; là quy trình liên tục, có hệ thống, nhất quán xem xét và phân tích kỹ lưỡng
các yếu tố giới trong tất cả các khía cạnh hoạt động khác
nhau để xác định được các vấn đề giới và nguyên nhân gây bất bình đẳng
giới. Đồng thời, xác định các biện pháp can thiệp cụ thể để
giải quyết những vấn đề bất bình đẳng giới một cách hiệu quả.
2.2. Tầm quan trọng
- Phương tiện để đạt đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giảm
nghèo bền vững, cải thiện giáo dục, bảo đảm an ninh, môi trường và sự thịnh vượng
chung của nhân loại.
- Phát huy vai trò giới trong các lĩnh vực
- Đạt được bình đẳng giới một cách thực chất
- Thay đổi nhận thức của nhà lãnh đạo và hoạch định chính
sách về bình đẳng giới.
- Từng bước xóa bỏ bất bình đẳng giới.
2.3. Các bước tiến hành lồng ghép giới
Bước 1: Xác định
và lựa chọn vấn đề giới cần giải quyết
Bước 2: Xác định
mục tiêu, chỉ tiêu về giới
Bước 3: Xác định
hoạt động, biện pháp và kinh phí thực hiện
Bước 4: Kiểm
tra, giám sát, đánh giá từ góc độ giới
2.4. Các điều kiện đảm bảo lồng ghép giới có hiệu quả
·
Cam kết ủng hộ của lãnh đạo các cấp
·
Cơ chế quản lý phù hợp để thúc đẩy công tác lồng
ghép giới
·
Nâng cao năng lực đảm bảo lồng ghép giới có hiệu
quả
·
Đảm bảo ngân sách trách nhiệm giới
·
Xây dựng môi trường văn hoá có trách nhiệm giới
3. Một số lĩnh vực lồng ghép giới
3.1. Lồng ghép giới trong truyền thông
Hoạt động truyền thông nói chung và truyền thông về bình đẳng
giới nói riêng góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy bình đẳng giới. Bất bình đẳng
giới ăn sâu vào ngôn ngữ và hình ảnh trong các tài liệu và sản phẩm truyền
thông mà hàng ngày vẫn được tuyên truyền trong gia đình, nơi làm việc và ngoài
xã hội. Do vậy, lồng ghép giới trong truyền thông, ngay từ khi xây dựng sản phẩm
truyền thông là quan trọng.
3.1.1. Các bước thực hiện
Bước 1: Phân tích đối
tượng
·
Xác định nhóm đối tượng sẽ được truyền thông;
·
Phân tích đặc điểm và nhu cầu của đối tượng đối với nội dung truyền thông theo
từng giới;
·
Phân tích những định kiến giới, nếu có, của nhóm đối tượng (phụ nữ và nam giới)
về nội dung sẽ được truyền thông;
·
Phân tích, xem xét sự tham gia của nhóm đối tượng (phụ nữ và nam giới) trong
các cuộc truyền thông trước đây, có chủ đề tương tự hoặc liên quan;
·
Phân tích, xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia truyền thông của nhóm đối
tượng (phụ nữ và nam giới).
Bước 2: Xây dựng nội
dung, thông điệp truyền thông
·
Chuẩn bị nội dung thông tin cho truyền thông đáp ứng đặc điểm nhu cầu của từng
giới, dựa vào kết quả phân tích nhu cầu;
·
Xây dựng thông điệp truyền thông phản ánh tình hình thực tế, quan điểm của cả
nam giới và phụ nữ và nhằm thúc đẩy bình đẳng giới;
·
Các thông điệp truyền thông không chỉ nhấn mạnh các trường hợp bất bình đẳng mà
còn cần phải đưa ra các giải pháp, thành tựu và các mô hình tốt;
·
Xóa bỏ định kiến về vai trò giới khi xây dựng nội dung tài liệu.
Bước 3: Chuẩn bị hình
ảnh cho truyền thông
·
Thể hiện sự cân bằng giữa hai giới trên hình ảnh;
·
Thể hiện không định kiến về vai trò giới.
·
Thể hiện yếu tố tuổi tác, giới tính, dân tộc.
Bước 4: Lựa chọn và sử
dụng ngôn ngữ trong truyền thông
·
Sử dụng ngôn ngữ thể hiện trung tính giới, ví dụ, nên dùng “lao động giúp việc
gia đình” thay vì dùng “phụ nữ giúp việc gia đình”.
Thực hiện, giám sát và đánh giá
3.1.2. Công tác kiểm tra, giám sát
·
Thường xuyên lồng ghép nội dung thúc đẩy bình đẳng giới trong các chiến dịch
truyền thông và vận động;
·
Khi phát động truyền thông, nên cân nhắc và lựa chọn các kênh hoặc hình thức
truyền thông mà cả nam giới và phụ nữ đều có thể tiếp cận.
·
Phân tích yếu tố giới trong các sản phẩm và thông điệp truyền thông, đặc biệt
là các bản dự thảo, sản phẩm thí điểm, để kịp thời điều chỉnh, nếu cần;
·
Nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ phụ trách truyền thông (khi cần thiết)
đảm bảo họ lồng ghép giới hiệu quả trong hoạt động truyền thông;
3.2. Lồng ghép giới trong thiết kế và thực hiện dự án
Trong thực tế, phụ nữ và nam giới có những nhu cầu và ưu
tiên khác nhau. Do vậy, các dự án cần lồng ghép giới ngay từ khi bắt đầu thiết
kế cũng như trong suốt quá trình thực hiện. Các dự án không lồng ghép giới thường
dẫn tới việc thực hiện không hiệu quả, làm giảm tác động, thậm chí còn nới rộng
khoảng cách bất bình đẳng giữa hai giới.
3.2.1. Các bước thực hiện
3.2.1.1. Phân tích giới
Bước 1: Phân tích nhu
cầu, vấn đề
·
Thu thập các thông tin, số liệu (từ cả hai giới) về:
o
Thực trạng của vấn đề;
o
Bối cảnh (kinh tế, văn hóa, phong tục);
o
Tình hình của đối tượng: giới tính, độ tuổi, dân
tộc, năng lực, nhận thức;
o
Tình hình hiện tại về phân công lao động và khả
năng kiểm soát nguồn lực, hưởng lợi và ra quyết định của cả hai giới;
·
Xác định nhu cầu và lợi ích của hai giới đối với vấn đề đang phân tích.
·
Xác định xu hướng bất bình đẳng nếu có và nguyên nhân của xu hướng đó.
·
Lựa chọn các vấn đề mà dự án sẽ ưu tiên can thiệp hoặc giải quyết, đáp ứng nhu
cầu của cả nam giới và phụ nữ;
Bước 2: Phân tích và
lựa chọn nhóm đối tượng
· Lựa
chọn đối tượng hưởng lợi của dự án gồm cả nam và nữ;
o
Lựa chọn cách thực hiện dự án cho phù hợp với mỗi
giới.
o
Bố trí sự tham gia của từng giới trong dự án phù
hợp với đặc điểm và nhu cầu đã được xác định ở trên của họ;
Bước 3: Phân tích
năng lực của cơ quan thực hiện
·
Phân tích những điểm mạnh, kinh nghiệm của cơ quan thực hiện dự án;
·
Phân tích, đánh giá năng lực thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới của cơ quan gồm:
o
Tỷ lệ cân bằng giới tính trong cơ cấu nhân viên
(tỷ lệ nam/nữ);
o
Thái độ và năng lực của cán bộ quản lý và nhân
viên đối với nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giới;
·
Lựa chọn thành phần ban chỉ đạo, quản lý dự án gồm cả nam và nữ.
3.2.1.2. Lập Kế hoạch giới
Bước 4: Xây dựng mục
tiêu dự án
·
Mục tiêu dự án phải thể hiện được những mối quan tâm được ưu tiên, đáp ứng các
nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lược của những người hưởng lợi ở cả hai giới.
·
Nếu có sự bất bình đẳng giới nghiêm trọng cần được dự án giải quyết, thì phải
xác định mục tiêu chuyên biệt giới nhằm đạt được bình đẳng giới.
·
Các mục tiêu dự án nên xác định rõ số lượng người hưởng lợi của mỗi giới.
Bước 5: Xác định kết
quả đầu ra của dự án
·
Xây dựng các kết quả đầu ra đảm bảo có sự tham gia của cả hai giới.
·
Xác định rõ số lượng hoặc tỷ lệ người hưởng lợi là nam giới và phụ nữ. Các kết
quả đầu ra thể hiện những thay đổi tích cực của từng giới sau khi tham gia dự
án;
Bước 6: Xác định hoạt
động và cách thức thực hiện
·
Xác định và lựa chọn cách thức thực hiện các hoạt động phù hợp để cả nam giới
và phụ nữ đều có thể tham gia hiệu quả;
·
Đối với một số hoạt động, khi cần thảo luận hoặc lấy ý kiến riêng của phụ nữ và
nam giới, cần tổ chức riêng cho từng giới và bố trí người điều hành là người
cùng giới.
·
Tận dụng các cơ hội lồng ghép nâng cao nhận thức thúc đẩy bình đẳng giới trong
các hoạt động chuyên đề của dự án.
3.2.1.3. Thực hiện, giám sát và đánh giá
Bước 7: Xây dựng chỉ số Giám sát - Đánh giá dự án
·
Cần có bộ số liệu điều tra ban đầu được phân tách theo giới tính làm cơ sở để
so sánh, đánh giá sau này;
·
Xây dựng bộ chỉ số GS - ĐG được phân tách theo giới tính để đánh giá tác động của
dự án đối với từng giới;
·
Nếu phát hiện những khác biệt giữa hai giới (ví dụ về mức độ hưởng lợi), phân
tích nguyên nhân và điều chỉnh cách thức thực hiện hoạt động hoặc điều chỉnh hoạt
động.
Bước 8: Xác định nguồn
lực đầu vào của dự án
·
Xây dựng dự toán ngân sách của dự án bao gồm cả ngân sách cho các hoạt động lồng
ghép giới;
·
Đánh giá năng lực chuyên môn, hiểu biết về giới của các cán bộ dự án để xác định
nhu cầu nâng cao năng lực về nội dung này;
·
Phân công trách nhiệm và công việc một cách phù hợp giữa cán bộ nam và nữ.
4. Một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý và biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
4.1. Kỹ năng truyền cảm hứng nói chung, nhận thức về giới
nói riêng
4.2. Kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi, thay đổi nhận thức về
giới
4.3. Kỹ năng lãnh đạo tổ chức học tập nói chung, học tập
kiến thức giới nói riêng
4.4. Kỹ năng xây dựng lòng tin và sự tự tin cho giới nữ
4.5. Kỹ năng ủy quyền và giao việc
4.6. Kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức, văn hóa giới, xã hội
hóa giới
4.7. Kỹ năng thuyết trình nâng cao nhận thức giới, thay đổi
hành vi giới
Nhận xét
Đăng nhận xét