ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỤ NỮ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỤ NỮ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1. Một số thành tựu,
hạn chế về công tác cán bộ nữ
Trong suốt chiều
dài lịch sử, Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo công tác cán bộ nữ; ban hành nhiều
chủ trương, chính sách, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để tuyển dụng, đào
tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt, bố trí sử dụng cán bộ nữ và coi đây là nhiệm
vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống
chính trị cũng như thực hiện bình đẳng giới.
Thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, công tác cán bộ nữ,
phong trào phụ nữ và bình đẳng giới của nước ta đã đạt được những thành tựu to
lớn. Phụ nữ Việt Nam đã có những bước trưởng thành và phát triển mạnh mẽ, có những
đóng góp to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá- xã hội, khoa học – công nghệ,
xây dựng Đảng, Chính quyền và hợp tác quốc tế. Phụ nữ các dân tộc, các tôn
giáo, công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, trên cương vị của người lãnh đạo,
quản lý hay người lao động... đã đoàn kết, thi đua phát huy sức mạnh nội lực,
tham gia thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước.
Địa vị, trình độ
học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của phụ nữ Việt Nam được nâng lên, đời sống vật chất
và tinh thần được cải thiện về nhiều mặt, sức khoẻ phụ nữ, trẻ em được nâng
cao. Trong bối cảnh xã hội có nhiều cơ hội tốt đẹp cho lao động và học tập,
không ít phụ nữ Việt Nam đã phấn đấu vươn lên không ngừng về mọi mặt, tạo cho
mình những hành trang mới để sánh bước cùng cộng đồng khu vực và thế giới. Phụ
nữ ngày càng chủ động, tự tin hơn trong lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học,
năng động, sáng tạo trong kinh tế thị trường.
Nhận thức xã hội về bình đẳng
giới được nâng lên. Phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ
nữ trong xã hội và gia đình ngày càng được cải thiện. Bình đẳng giới của Việt
Nam được Liên hiệp quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu
thiên niên kỷ. Hội LHPN các cấp đã có nhiều sáng tạo trong đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ. Việt Nam thuộc nhóm các nước có thành tựu
về bình đẳng giới tốt nhất khu vực Đông Nam á. Tỷ lệ lao động nữ được giải quyết
việc làm đạt 46,5% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm của cả nước.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở thành thị từ 6,98% năm 2001 xuống còn
6,14% năm 2005.
Để chăm lo công tác cán bộ nữ,
Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để chỉ đạo thực hiện như: Nghị
quyết số 04-NQ/TW về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình
hình mớ”; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16-5-1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
“Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”; Nghị quyết 11 - NQ/TW của
Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước”…
Những quan điểm đó đã và đang
được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai, quán triệt và lấy làm kim
chỉ nam trong việc thực hiện công tác phụ nữ nói chung và công tác cán bộ nữ
nói riêng. Đó là những cơ sở pháp lý và lý luận vững chắc, tạo nền tảng cho việc
thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong
lĩnh vực chính trị và đạt được những kết quả trong thực tiễn. Một số tỉnh,
thành ủy đã có nữ Bí thư Tỉnh ủy; nữ Bí thư quận, huyện ủy – điều mà trước kia
"hiếm" có. Nhiệm kỳ Quốc hội hiện nay, chúng ta cũng có nữ Chủ tịch
Quốc hội đầu tiên trong lịch sử đã cho thấy sự chuyển biến tích cực trong nhận
thức và hành động của tất cả các cấp, các ngành về công tác cán bộ nữ.
Dù đạt được nhiều thành công
trong việc chăm lo đến phụ nữ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng, nhưng
theo số liệu báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương, trong nhiệm kỳ 2015-2020, các
Đảng bộ khối ở Trung ương có 12/112 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành đảng bộ
(chiếm 10,7%); 7/36 cán bộ nữ tham gia ban thường vụ đảng ủy (chiếm 19,4%).
Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV có
tổng số nữ đại biểu Quốc hội có 132/494 người (26,7%), tăng 10 người so với Quốc
hội khóa XIII. Trong đó, 24 tỉnh đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao từ 30% trở
lên, có ba tỉnh đạt trên 50% là Bắc Cạn, Bắc Giang, Quảng Ngãi; 25 tỉnh có tỷ lệ
dưới 20%, trong đó có 3 tỉnh không có nữ đại biểu Quốc hội.
Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ tại
các cấp còn thiếu so với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Một số Đảng bộ trực thuộc
Trung ương có tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trở lên
còn thấp như: Thanh tra Chính phủ (6,9%); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (8,9%); Bộ Giao thông vận tải (9,4%)…
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới
việc chưa đạt được mục tiêu tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo các cấp. Theo
đánh giá của Ban Tổ chức Trung ương, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức
Đảng và một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa sâu sắc, chưa toàn diện về công tác
cán bộ nữ; không ít nơi còn biểu hiện quan liêu với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”…
Cũng chưa có kiểm điểm trách nhiệm nào đối với những nơi chưa đảm bảo tỷ lệ cán
bộ nữ tham gia trong các đợt bầu cử….
2. Một số giải pháp
2.1. Giải pháp về thể chế,
chính sách
Thứ nhất, rà soát lại những chỉ tiêu về tỷ lệ nữ
làm lãnh đạo, quản lý còn đang mang tính định tính và thiếu cụ thể trong Chiển
lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết số 11-NQ/TW
cùa Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Bổ sung những chỉ tiêu cụ thể, định lượng về tỷ lệ nữ lãnh đạo,
quản lý như đưa chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong các bộ,
ngành, ủy ban nhân dân, trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cảc tổ chức chính
trị, xã hội, bổ sung các chỉ tiêu cho nữ giói trong toàn bộ quả trình cán bộ, đảm
bảo các chỉ tiêu cán bộ được cập nhật hàng năm.
Thứ hai, rà soát lại hệ thống chính sách, pháp luật
liên quan đến sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới, xóa bỏ những quy định
đang hạn chế sự tham gia, tiếp cận cơ hội và thụ hưởng các cơ hội làm lãnh đạo,
quản lý đối với nữ giới trong hệ thống chính trị. Điều 187 về độ tuổi nghỉ hưu
trong Bộ luật Lao động cần được xem xét và điều chỉnh để đảm bào công bằng giới.
Thứ ba, rà soát các quy định của Đảng và Nhà nước
về độ tuổi, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, nghi hưu, xác định những bất
hợp lý và bất lợi đối với phụ nữ khi thực hiện những quy định này để sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với Luật Bình đẳng giới.
Thứ tư, rà soát lại những quy định của Đảng và
Nhà nước về tiêu chuẩn quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, biệt phái và bổ nhiệm
cán bộ tính đến vai trò giới trong gia đình của phụ nữ để đưa ra những quy định
phù hợp vói điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nam giới và nữ giới.
Thứ năm, bổ sung những hình thức hướng đẫn các
phương pháp đạt tỷ lộ chi tiêu cán bộ linh đạo nữ trong các văn bản liên quan đến
công tác cán bộ.
Thứ sáu, bổ sung và tăng cường các biện pháp kiểm
tra, giám sát cụ thể, các hình thức khen thưởng yà kỷ luật vào các văn bản về
bình đẳng giới trong lĩnh vực cầính trị và công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước.
Thứ bảy, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính
sách và dịch vụ xã hội nhằm chia sẻ trách nhiệm chăm sóc trỏ em, người cao tuổi,
người bệnh, góp phần tạo điều kiện tốt hơn cho nữ giới tham gia có hiệu quà vào
công tác lãnh đạo, quàn lỷ.
2.2. Giải pháp liên quan đến
văn hỏa, nhận thức
Thứ nhất, toàn bộ hệ thổng chính trị cần tăng cường
và đa dạng hóa công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên các phương tiện
thông tin đại chúng, trong đó tính đến thế mạnh của các phương tiện truyền
thông hiện đại. Đa dạng hóa các hình ảnh của nữ giới với các vai trò và nghề
nghiệp khác nhau, đặc biệt trong vai trò lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, đưa nội dung bình đẳng giới vào toàn bộ hệ
thống giáo dục quốc dân nhằm tạo nên những thể hệ công dân Việt Nam có tư tưởng
binh đẳng giới và sớm được tiểp xúc với tư tưởng bình đẳng giới từ những cấp học
đầu đời cho đến các cấp học cao hơn, giúp từng bước nâng cao nhận thức về bình
đẳng giới trong gia đình và toàn xã hội.
Thứ ba, bảo đảm các chương trình đào tạo, bồi dưỡng
lý luận chính trị có môn học Bình đẳng giới hoặc có nội dung bình đẳng giới nhằm
nâng cao nhận thức, trách nhiệm giói, và trang bị các kỹ năng lãnh đạo, quản lý
thúc đẩy bình đẳng giói cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ
thống chính trị Việt Nam. Lồng ghép bình đẳng giới vảo các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng chuyên viên trong toàn bộ hệ thống chính trị nhằm từng bước đẩy lùi định
kién giói tại công sở.
Thứ tư, từng bước thay đổi vai trò của nam giới
trong gia đình bằng việc chia sẻ trách nhiệm đối với những công việc lao động
không được trả công trong gia đình thông qua nhiều hình thứe tuyên truyền, vậỉi
động và tôn vinh nam giới chia sẻ công việc gia đình.
2.3. Giải pháp về vai trò
năng lực của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền và các cơ quan hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường Vâi trò lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền cảc cấp trong việc kịp thời quán triệt
các văn bản của Đảng về bình đẳng giới trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Thứ hai, nâng cao chất lượng các văn bản chỉ đạo,
văn bản cụ thể hóa các chính sách, luật pháp của Trung ương về bình đẳng giới của
các bộ, ban, ngành và cáo cấp chính quyền địa phương. Cụ thể hóa các chỉ tiêu
bình đẳng gỉới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Thứ ba, bố trí kinh phí và các nguồn lực cụ thể
đi kèm các văn bản chỉ đạo, văn bản cụ thể hóa các chính sách, luật pháp của
Trung ương về binh đẳng giới của các bộ, ban, ngành vẫ các cấp chính quyền địa
phương đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính sách bỉnh đẳng giới đã ban hành.
Thứ tư, ban hành cơ chế phối hợp và giao trách
nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị trong việc thực
hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thực hiện bình đẳng giới trong
lĩnh vực chính trị.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng và Nhà nước đối với việc triển khai, thực hiện các văn bản, các chỉ tiêu về
binh đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng.
Thứ sáu, xây đựng và triển khai mạng lưới cán bộ nữ
và chương trình hướng dẫn cán bộ nữ tại các bộ, ngành và các tỉnh, thành với
kinh phí và nguồn nhân lực đi kèm.
Thứ bảy, tăng cường đầu tư nguồn lực cho các đơn vị
hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ
chức chính trị-xã hội hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, đặc biệt chú trọng
đầu tư phát triển năng lực nghiên cứu chính sách bình đẳng giới trong chính trị
dựa trên bằng chứng cho các đơn vị hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới nhằm nâng
cào chất lượng công tác tham mưu chính sách bình đẳng giới cho các cấp ủy đảng
và chính quyền từ Trung ương đển địa phương.
Thứ tám, nâng cao năng lực nghiên»cứu chính sách dựa
trên bằng chứng về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản
lý cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ và nâng cao năng lực tham mưu chính sách
cho cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh để kịp thời đề xuất các tham mưu chính
sách liên quan đén binh đẳng giới trong lãnh đạo và quản lý cho Tỉnh ủy, ủy ban
nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh.
2.4. Giải pháp nâng cao năng
lực và sự tự tin cho cán bộ nữ
Thứ nhất, Trung ương giao Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo nữ
và bố trí kinh phí để Học viện tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ
và dự nguồn cán bộ lãnh đạo nữ trong toàn bộ hộ thống chính trị theo định kỳ
hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự tham gia lãnh đạo, quản
lý của nữ giới và các biện pháp chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới.
Thứ hai, giao Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh xây đựng nội dung chương trình hướng đẫn cán bộ nữ, nâng cao năng lực lãnh
đạo, sự tự tin, phát triển mạng lưới nghề nghiệp, mạng lưới lãnh đạo và chuẩn bị
nguồn lãnh đạo nữ kế cận và triển khai nhân rộng chương trình này ra các bộ,
ngành, các tỉnh trong toàn quốc
Nhận xét
Đăng nhận xét