XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
1. Xây dựng chính quyền đô thị từ yêu cầu thực tiễn
Xây dựng
chính quyền đô thị (CQĐT) hay kiến lập một thể chế quản lý kiểu mới về đô thị
(ĐT) phải vừa phù hợp với tình hình quản lý hiện đại trong bối cảnh toàn cầu
hóa lại vừa đảm bảo mục tiêu quản lý của Nhà nước trong điều kiện hiện hữu (điều
kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện về trình độ quản lý, điều kiện về dân số, văn
hóa, thể chế…). Đối với nước nước ta, đây là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ, có
tác động lớn và chưa có tiền lệ trong lịch sử quản lý đô thị. Chính lẽ đó, cần
có những bước đi thận trọng, chắc chắn; cần có những nghiên cứu thật khoa học
và tỉ mỉ, trên cơ sở kế thừa những thành tựu quản lý ĐT từ các mô hình khác
nhau trên thế giới, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và cả điều
kiện về thể chế chính trị của Việt Nam.
Thực tế cho
thấy, đã xuất hiện sự mâu thuẫn giữa sự gia tăng dân số và sức tải hạ tầng ĐT;
giữa nhu cầu về nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói
riêng với sự cung ứng nguồn nhân lực từ thị trường lao động và sự di dân; giữa
năng lực tổ chức và quản lý ĐT của đội ngũ quản lý hiện hữu với nhu cầu và đòi
hỏi của phương thức quản lý ĐT kiểu mới; giữa cơ cấu kinh tế-xã hội hiện hữu với
năng lực và trình độ điều hành của đội ngũ quản lý ĐT, giữa trình độ quản lý ĐT
lạc hậu với nhu cầu hiện đại hóa, quốc tế hóa về phương thức quản lý phù hợp với
tốc độ đô thị hóa cao của chính ĐT này. Tất cả những mâu thuẫn này, vô hình
chung tạo nên một sức ép không nhỏ khi phải tiến hành xây dựng và vận hành một
chính quyền đô thị, điều này buộc nhà lãnh đạo, quản lý và các chuyên gia về đô
thị cần phải tính toán, cân nhắc để khắc phục. Đó là vấn đề tồn tại thứ nhất.
Thứ đến, hệ
thống chính sách liên quan đến quản lý ĐT, quản lý thị chính còn chồng chéo,
không rõ ràng, còn tồn tại nhiều bất cập. Cần thừa nhận một thực tế là, tình trạng
lộn xộn trong xây dựng như xây dựng trái phép, không phép, không tuân thủ theo
các quy tắc xây dựng, xây dựng tự phát…là những hiện tượng khá phổ biến tại các
đô thị ở nước ta. Tình trạng sang nhượng trái phép, lấn chiếm đất đai (kể cả
sông rạch, mặt nước, mặt biển), xây dựng “chui” và hình thành nên những “xóm liều”,
“nhu nhà ổ chuột tự phát”, “nhóm nước tự phát”… đã trở nên khá “quen thuộc” trong
nhiều đô thị ở nước ta.
Những tồn tại
và bất cập trong công tác quản lý đô thị và phân cấp quản lý: quản lý vừa lỏng
lẻo và chồng chéo, thiếu đồng bộ và phân cấp giữa các địa phương và cơ quan hữu
quan, hệ thống quản lý thị chính còn bất cập về chức năng, nhiệm vụ dẫn đến
tính phối hợp và hiệu quả kém. Đây chính là một tồn tại hiện hữu nữa của thành
phố này khi phải tiến hành xây dựng chính quyền đô thị.
Thứ ba, khi
tiến hành xây dựng chính CQĐT, điều tiên quyết là phải kiện toàn hệ thống pháp
luật, pháp quy và những quy định liên quan. Trong đó là những quy định hết sức
cụ thể và rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong hệ thống quản lý
từ “Thị trưởng”, “Hội đồng thị trưởng”, “Ban cố vấn” đến các cơ quan giúp việc
cho thị trưởng. Trong điều kiện hiện hữu của nước ta cho thấy, cần phải giải
quyết tốt các mối quan hệ giữa cơ cấu tư pháp, cơ cấu hành chính, cơ cấu các cơ
quan đại diện của thành phố; mối quan hệ giữa các đoàn thể xã hội, tổ chức
chính đảng và có cấu nhà nước; Mối quan hệ giữa có cấu nhà nước cấp quận, thị
xã và cơ quan nhà nước… Thế nhưng, thừa nhận một thức tế hiện nay ở hầu hết đô
thị ở nước ta là, các văn bản liên quan đến quản lý đô thị, đến quản lý thị
chính còn chồng chéo, mâu thuẫn giữa các ngành, giữa cấp dưới và cấp trên, giữa
cái mới và cái cũ. Đó là chưa kể đến việc ban hành những văn bản thiếu tính khả
thi, không phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương gây những khó khăn nhất định
trong công tác điều hành, quản lý đô thị và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển
kinh tế xã hội của thành phố.
Thứ tư, hiện
nay đội ngũ cán bộ công chức về quản lý đô thị còn thiếu tính chuyên nghiệp,
trình độ, năng lực, nghiệp vụ nói chung, trình độ và kỹ năng quản lý ĐT nói
riêng còn yếu. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý quyết định đến
hiệu suất thậm chí đến sự thành bại của bài toán quản lý và phát triển đô thị.
Khi xây dựng và thực thi kiểu quản lý chính quyền đô thị thị điều này càng trở
thành yếu tố sống còn. Hiện tại, công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ
cán bộ còn bất cấp, chưa theo kịp với yêu cầu thực tế. Hơn nữa, đại bộ phận cán
bộ quản lý thị chính còn chưa được đào tạo chuyên nghiệp về quản lý đô thị,
chưa thích ứng kịp với phương thức quản lý kiểu mới. Bên cạnh đó, tình trạng
tham nhũng, quan liêu, thoái hoá biến chất trong đội ngũ công chức diễn ra chậm
xử lý hoặc xử lý không đến đến chốn làm người dân phẫn nộ, mất niềm tin vào
năng lực điều hành của chính quyền là những tồn tại cần được nhìn nhận và khắc
phục.
Thứ năm, bất
luận thế nào, thị dân luôn là chủ thể của một đô thị, tố chất của thị dân chính
là “linh hồn và năng lượng” của một đô thị hiện đại. Cần thừa nhận một thực tế
là, tố chất thị dân của nhiều đô thị nước ta vẫn còn bị chi phối bởi lối sống
tiểu nông, ý thức tuân thủ pháp luật hạn chế, tính tích cực xã hội chưa cao, nếp
sống văn minh đô thị chưa trở thành nếp sống thường nhật,… Chính những yếu tố
này tạo nên một áp lực không nhỏ về bài
toán quản lý và công tác thực thi phương thức quản lý CQĐT.
2. Một số nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và vận hành chính
quyền đô thị
Thực trạng trên cho thấy sự cần thiết tổ chức lại bộ máy chính quyền đô
thị sao cho phù hợp với tầm vóc, quy mô phát triển của các đô thị hiện nay. Bảo
đảm mục tiêu phát triển cho thành phố cả về tăng trưởng kinh tế và phát triển
xã hội, vì con người cho con người trong sự hài hoà cân đối giữa đời sống vật
chất và đời sống tinh thần. Bảo đảm công bằng cho tất cả mọi người, cho thực tại
và mai sau. Thực tế cho thấy, không một nước nào có thể giàu có đầy đủ mà không
làm cho lao động của những người thất nghiệp được sử dụng hữu ích;không một xã
hội nào được xem là thịnh vượng mà lại có thể loại trừ những người tàn tật rủi
ro; không một dân tộc nào có thể sống sót nếu không truyền cho lớp người trẻ tuổi
những hy vọng và khát vọng về tương lai. Vậy kiến tạo mô hình CQĐT phải bảo đảm
các yếu tố sau:
- Bộ máy
chính quyền gọn nhẹ, hiệu quả, có phân công phân cấp quản lý rõ ràng, có sự phối
hợp giữa các bộ phận liên quan, có khả năng thích ứng nhanh với nền kinh tế hiện
đại thông qua những biện pháp cải cách hành chính.Thực hiện qủan lý mọi mặt của
xã hội theo pháp luật.
- Hệ thống
pháp luật ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, làm căn cứ pháp lý để xây dựng và quản
lý độ thị
- Quyền lực
hành chính nhà nước thống nhất, cơ chế quản lý linh hoạt, thủ tục hành chính giản
tiện gọn nhẹ, thực hiện có hiệu qủa vai trò quản lý đô thị ở mọi cấp mọi khâu,
với tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện.
- Đội ngũ
cán bộ công chức phải được đào tạo chính quy các kiến thức pháp luật và quản lý
nhà nước. Ở các lĩnh vực cụ thể phải được đào tạo chuyên môn sâu cùng các kỹ
năng ứng xử văn hoá với các đối tượng phục vụ. Có phẩm chất đạo đức và năng lực
chuyên môn cần thiết trong từng lãnh vực công tác.
- Các hoạt động
quản lý đô thị của chính quyền được hiện đại hoá, với những trang thiết bị,
phương tiện kỹ thuật hiện đại. Phương thức phục vụ nhân dân vô điều kiện của
công chức tận tình chu đáo. Cơ chế hoá, công khai hóa công tác tuyển chọn đào tạo,
sử dụng đội ngũ công chức.
Tuy nhiên, việc xây dựng chính quyền đô thị cũng phải có những điều kiện và
tuân thủ những nguyên tắc và có bước đi thích hợp. Đó là phải tuân thủ những điều
kiện khách quan, những nghiên cứu toàn diện các điều kiện kinh tế- xã hội – tâm
lý, lối sống – con người của thành phố; Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý chung của
nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; dựa trên chính sách quy hoạch đô
thị của quốc gia; trên những thành tựu đổi mới của đất nước, những lý thuyết quản
lý đô thị tiên tiến của thế giới, thành tựu và cả hạn chế của từ thực tiễn cải
cách nền hành chính của nước ta và quốc tế v.v… Trên cơ sở đó chúng ta mới cân
nhắc, lựa chọn mô hình chính quyền và phương pháp thực hiện phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của thành phố trên tất cả các mặt: Tổ chức bộ máy, con người
trong bộ máy, và thể chế hoạt động.
Có thể nêu lên những giải pháp bước đầu có tính chất tham khảo để cùng bàn luận
và tìm tiếng nói chung cho công tác này. Theo tác giả, các giải pháp xoanh
quanh các vấn đề sau: Hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế quản lý đô thị; tổ
chức lại bộ máy quản lý; xây dựng chính sách đầu tư cho phát triển đô thị; giáo
dục ý thức cộng đồng, nếp sống văn minh đô thị cho dân cư.
Thứ nhất,
hoàn thiện hệ thống
luật pháp và cơ chế quản lý đô thị. Hệ
thống pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của chính quyền đô thị.
Xây dựng hệ thống pháp luật cần xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và
công dân, các quy định, thủ tục, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chính quyền
đô thị. Hoàn thiện hệ thống pháp luật mới bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động
và cung ứng dịch vụ của cả bộ máy, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi huy động mọi
nguồn lực của các tổ chức, cá nhân,các thành phần kinh tế, các nguồn vốn trong
và ngoài nước cho phát triển đô thị. Có một nền tảng pháp lý vững chắc, chúng
ta mới có thể thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, có khả năng điều
tiết các quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển đô thị. Ngày càng mở
rộng dân chủ cho các đối tượng quần chúng, tăng cường quyền lực cho công dân, hạn
chế tình trạng lạm quyền của một bộ phận công chức kém phẩm chất. Hoàn thiện hệ
thống pháp luật trên các lĩnh vực sẽ khuyến khích mọi công dân, mọi tổ chức hoạt
động sáng tạo, tự chủ trong hoạt động sáng tạo cống hiến tài năng cho xã hội
theo chuẩn mực chung mà pháp luật quy định. Mặt khác, việc luật hoá quyền của
cán bộ, công chức nhà nước ở mọi cấp, ngành và những chế tài nghiêm ngặt đối với
những công chức vi phạm, mới loại dần tính tuỳ tiện, lạm quyền của một số cán bộ
công chức khi thực thi công vụ.
Thứ
hai, kiện toàn bộ máy và đội ngũ làm công tác quản
lý đô thị. Trong những năm sắp tới cần nghiên cứu tiến tới xây dựng mô hình chính
quyền đô thị hành chính hai cấp. Trong đó, cấp quận nên cơ cấu lại thành các
trung tâm hành chính, có đầy đủ các chức năng quyền hạn thay mặt chính quyền giải
quyết các yêu cầu của công dân trong khu vực được uỷ quyền. Các trung tâm hành
chính này được nghiên cứu xây dựng hiện đại với trang thiết bị tiên tiến và đội
ngũ công chức chuyên nghiệp đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của các tổ chức và công
dân. Như vậy cơ quan quyền lực (UBND và HĐND), hệ thống cơ quan đảng, mặt trận
tổ quốc và các đoàn thể chỉ tập trung ở cấp thành phố và cấp phường. Cấp quận,
sẽ không có cơ quan quyền lực và các cơ quan đoàn thể nữa. Chỉ còn Uỷ ban hành
chính, ban cán sự đảng, mặt trận, đoàn thể là những cán bộ chuyên trách do các
cơ quan trên cử về làm việc. Cấp thành phố và cấp phường sẽ được củng cố và kiện
toàn theo hướng loại bỏ cấp trung gian, biên chế gọn nhẹ, tăng cuờng hiệu lực
hiệu quả lãnh đạo. Các hoạt động cung ứng dịch vụ công từng bước xã hội hóa cho
tập thể và cá nhân có đầy đủ điều kiện hoạt động để giảm tải cho các trung tâm
hành chính. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình này phải có những bước đi cụ thể
trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo những vấn đề kinh tế – xã hội, chức năng nhiệm vụ
của thành phố đối với cả nước trong từng giai đoạn cụ thể, để có những bước đi
và giải pháp thích hợp. Mô hình này có những ưu điểm sau: (1) Bộ máy chính quyền
tinh gọn, giảm bớt tầng nấc trung gian, các đầu mối, các loại hình tổ chức, bảo
đảm tính thống nhất và nhất quán trong điều hành, chỉ đạo thực hiện; (2) Thuận
lợi hơn cho việc đẩy mạnh cải cách hành chính theo mô hình một cửa, một dấu, giảm
bớt thủ tục, tiết kiệm thời gian công sức đi lại cho người dân; (3) Tránh lãng
phí trong xây dựng các cơ sở hành chính, cho phép tập trung kinh phí đầu tư cho
các trung tâm hành chính hiện đại; (4) Có thể khắc phục tình trạng chồng chéo
trong việc ban hành các văn bản pháp quy giữa các cơ quan, đơn vi.
Thứ
ba, xây dựng chính sách đầu tư cho phát triển đô
thị. Nhà nước cần tập trung cho việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật và chính sách vĩ mô về quản lý đô thị, nhanh chóng lập quy hoạch phát
triển không gian đô thị trong khoảng 20 năm cho tất cả các đô thị Việt Nam. Tư
duy quản lý đô thị phải đi trước hiện thực một chặng đường dài để chủ động đối
phó với các vấn đề xã hội phát sinh, chứ không thể lạc hậu theo đuôi các sự kiện
như hiện nay. Trong đó có phân cấp quản lý rõ ràng, thực hiện quan điểm mọi thành
viên sống trong đô thị đều có trách nhiệm xây dựng, tham gia vào quá trình quy hoạch
đô thị mà mình đang sinh sống.
Bên cạch các chính sách phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản
xuất, thì các vấn đề xã hội phải được
quan tâm đúng mức. Bảo đảm cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội luôn phù hợp
với nhau trong từng bước phát triển. Mỗi chính sách phát triển kinh tế đều hướng
tới mục tiêu phát triển xã hội, mỗi chính sách phát triển xã hội đều nhằm tạo
ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vậy trong một đô thị hiện đại, các
chính sách xã hội phải được xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, đẩy mạnh các giải pháp giải quyết việc làm cả cho lao động có trình độ
chuyên môn cao và lao động đại trà ở trình độ thấp. Tạo điều kiện và cơ hội cho
các đối tượng quần chúng không phân biệt người tại chỗ hay người nhập cư được
tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế, cung cấp điện, nước
v.v… nhằm nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cũng như các phúc lợi
dân sinh khác. Xây dựng khung cơ chế chính sách thông thoáng cho mọi công dân tự
do làm ăn phát triển kinh tế tạo thu nhập cho cá nhân, gia đình và đóng góp cho
xã hội theo quy định của pháp luật. Sử dụng tối đa tiềm năng lao động là mục
tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện chính sách ưu
đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào hệ thống hạ tầng cơ
sở kỹ thuật và xã hội. Mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng lao động
phải có trách nhiệm đóng góp cùng chính quyền hỗ trợ việc nâng cấp phát triển
cơ sở hạ tầng xã hội nhằm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho người lao
động.
Thứ
tư, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nếp sống
văn minh đô thị. Tăng cường
giáo dục nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết về pháp luật cho người dân, dần
hình thành nếp sống kỷ cương trật tự, đề cao ý thức tự quản và phát huy tinh thần
đoàn kết, tương trợ cộng đồng. Mỗi người
dân tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia xây dựng chính
quyền với ý thức trách nhiệm của người làm chủ thành phố.
Tiếp tục phát động phong trào xây dựng khu phố văn
hóa, “đưa các yếu tố văn hoá, tinh thần nhân văn thấm sâu vào các lĩnh vực của
đời sống xã hội, từ cách ứng xử trong gia đình, trường học, xã hội đến các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, giao tiếp”… Xây
dựng chính quyền đô thị và vận hành mô thức chính quyền đô thị hiệu lực, hiệu
quả là một nội dung lớn, chưa có tiền lệ trong lịch sử mà tính phức tạp của nó
diễn ra trên tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội và tác động lan toả đến mọi
tầng lớp nhân dân. Vì vậy, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu ở nhiều chiều
cạnh khác nhau, trong từng giai đoạn, trên phương diện tổng thể cũng như trong
từng bộ phận cấu thành để có những giải pháp đồng bộ, dài hơi hơn, góp phần đắc
lực cho sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phạm Đi
Nhận xét
Đăng nhận xét