Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2022

KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG CÔNG CUỘC BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG

  “NẮM ĐẤM TỔ HỢP” CỦA TRUNG QUỐC VỚI CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ , TƯ TƯỞNG Trung Quốc xác định linh hồn và chủ thể của hình thái ý thức chính là giá trị hạt nhân tư tưởng của C hủ nghĩa xã hội, có vai trò chi phối, định hướng toàn bộ hệ thống giá trị xã hội khác. Trong đó, hệ thống lý luận, tư tưởng là bộ phận tổ thành quan trọng của hình thái ý thức xã hội. Trên thực tế, hình thái ý thức đã (và sẽ) không ngừng bị giao thoa, đan xen thậm chí là va đập làm“méo mó” các giá trị cốt lõi. Đó là thách thức nhưng cũng “đơn đặt hàng” cho các nhà quản lý xã hội không ngừng hoàn thiện, củng cố và phát triển các luồng tư tưởng xã hội, lý luận xã hội, quan điểm xã hội ngày càng tốt hơn, có sức “chống chịu” mãnh liệt hơn và bổ sung những giá trị mới, phù hợp với giá trị định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế ở Trung Quốc cho thấy, cải cách sâu rộng về thể chế, các chính sách trong lĩnh vực thị trường càng làm giải phóng thêm tiềm lực phát triển cho thị trường. Thế nhưng,...

LÃNH ĐẠO VÀ QUYỀN UY

  LÃNH ĐẠO VÀ QUYỀN UY Lãnh đạo là hoạt động truyền cảm hứng và tạo ảnh hưởng đến người khác để họ có thể thấu hiểu và tự nguyện thực hiện các nhiệm vụ của mình để đạt được mục tiêu tổ chức, cũng có thể nói, sức ảnh hưởng của người lãnh đạo làm thay đổi tư tưởng và hành vi của cá nhân (hay nhóm) trong tổ chức, muốn vậy người lãnh đạo phải có uy tín, quyền uy mới có thể thực hiện được. Thông thường, người ta chia quyền uy của người lãnh đạo ra hai loại là quyền uy chức vị (còn gọi chung là chức quyền) và quyền uy cá nhân (phẩm chất, uy tín người lãnh đạo). 1. Quyền lực từ chức vị             Trong ngôn ngữ thường nhật và cả ngôn ngữ hành chính chúng ta thường sử dụng khái niệm “chức quyền”, “chức vị” hay “chức vụ”, tức hàm chỉ một vị trí nào đó mà cá nhân đảm nhiệm trong một tổ chức. Trong trường hợp này được hiểu là sự ghi nhận, xác định, sự ủy thác của tổ chức, cấp trên trao cho cá nhân những quyền lực gắn với vị trí nhấ...

QUYỀN BIẾN LÃNH ĐẠO

  QUYỀN BIẾN LÃNH ĐẠO LÀ GÌ? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa biến số “hành vi lãnh đạo” và “hiệu quả công việc” của đội nhóm và tổ chức mà người lãnh đạo đó đóng vai trò chủ thể.  Tuy nhiên, vấn đề đáng tiếc là, quan điểm về mối tương quan này không làm rõ toàn bộ vấn đề và “đúng” trong mọi người hợp. Cùng một phong cách lãnh đạo (hoặc độc đoán, hoặc dân chủ,…) nhưng trong những môi trường khác nhau, công việc (tính chất, loại hình,…) khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau, thậm chí tương phản nhau. Chẳng hạn, cùng một phong cách lãnh đạo nhưng quản lý trong lĩnh vực mà thuộc cấp chủ yếu thực hiện bằng lao động chân tay với nhóm lao động trí óc thì hiệu quả lại khác nhau; một phong cách lãnh đạo này có thể phù hợp và mang lại hiệu quả cao ở quốc gia này, vùng miền này, đặc trưng văn hóa này nhưng lại chưa chắc phù hợp và hiệu quả đối với một quốc gia khác, vùng miền khác, văn hóa khác. Chính lẽ đó, không ít nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, khi mà môi trường v...

MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

  MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO Kỹ năng lãnh đạo là một quy trình hành động của người lãnh đạo (chủ thể lãnh đạo) gây ảnh hưởng đến khách thể lãnh đạo, biểu hiện ở khả năng vận dụng tri thức, kỹ xảo hành động để đạt được kết quả trong những điều kiện nhất định [1] . Tùy theo cách tiếp cận có thể phân chia các kỹ năng lãnh đạo thành các loại (kiểu) khác nhau. Hiện có một số cách phân loại kỹ năng như sau: - Căn cứ vào nội dung của kỹ năng, người ta chia làm ba loại kỹ năng lãnh đạo: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng lý luận [2] . Kỹ năng kỹ thuật là khả năng sử dụng tri thức, các phương pháp và công cụ lãnh đạo cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ nhất định có được từ giáo dục, đào tạo và huấn luyện; Kỹ năng làm việc với con người là khả năng hoạt động trí tuệ của con người, thiết lập các mối quan hệ và thông qua con người để thực hiện các mục tiêu của tổ chức; Kỹ năng lý luận là khả năng hoạt động trí tuệ của người lãnh đạo, cho phép n...

NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI

  NGHỆ THUẬT DÙNG NGƯỜI Người xưa có câu: Việc trong thiên hạ không gì trọng yếu bằng hiểu người và dùng người. Được nhân tài được cả thiên hạ, mất nhân tài mất cả thiên hạ. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã có truyền thống tôn trọng và sử dụng người hiền tài. Trên bia đá ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám còn ghi đậm truyền thống đó: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên, các đáng thánh đế, minh vương không ai không coi việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí là việc cần làm trước tiên”. Từ khi thành lập nước đến nay, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác cán bộ, thu hút và trọng dụng nhân tài phục vụ sự nghiệp cách mạng. Những cán bộ có đức, có tài đã có những đóng góp lớn, đáng tự hào cho sự chấn hưng đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy vẫn còn tồn tại những cách nghĩ, cách làm cũ; ngay cả những cơ chế, chính sách mới nhằm thu hút và trọng dụng người tài vẫn...