CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI
QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII VỀ
CÔNG TÁC TƯ
TƯỞNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Trong “Định hướng phát triển đất nước giai đoạn
2021-2030”, Đảng ta đã nhấn mạnh: “... Làm tốt công tác tư tưởng, lý
luận; chú trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và
công tác dân vận của Đảng”[1].
Xác định nhiệm vụ về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Văn kiện đã chỉ rõ: “Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội,
bảo đảng thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội”[2].
Với nguyên tắc “kế thừa và phát triển”, việc tiếp tục khẳng
định vị trí, vai trò của công tác tư tưởng nói chung, nắm bắt và định hướng dư
luận xã hội nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, góp phần định hướng các luồng
dư luận xã hội tích cực, có lợi cho hoạt động lãnh đạo, quản lý; góp phần hình thành “thế trận lòng dân”
trong thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu trong giai đoạn mới mà trước hết và trước
mắt là trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Trong những năm gần đây, do bởi sự phát triển nhanh chóng của hệ thống
Internet gắn với nó là các nền tảng truyền thông mới như mạng xã hội, nên cách
nhìn nhận, đánh giá, bình luận của người dân cũng có xu thế đa dạng hơn, phức tạp
hơn, tích cực hơn, công khai hơn, có tính phản biện hơn và nhiều khi quyết liệt
hơn. Thực tế này đòi hỏi những nhà lãnh đạo, quản lý mà nhất là đội ngũ làm
công tác truyền thông, tuyên truyền cần phải nhanh nhạy nắm bắt các luồng thông
tin trong dư luận, kịp thời có những động thái tích cực, khoa học để định hướng,
đưa dư luận vào đúng quỹ đạo của sự phát triển xã hội, có lợi cho sự phát triển
xã hội. Trong phòng chống đại dịch Covid-19 thì công tác thông tin và truyền
thông phải đi trước một bước, phải “xông pha” vào mặt trận chống dịch để tìm hiểu,
cung cấp thông tin nhanh, chính xác cho nhân dân, cộng đồng, góp phần thỏa mãn
nhu cầu nắm bắt thông tin, vừa định hướng đúng các luồng dư luận xã hội tích cực,
tránh các tin đồn, tin giả gây hoang mang trong nhân dân.
Song song với đó, các phương tiện truyền thông cũng cần có những tiếng nói,
bài viết kịp thời, chính xác, đảm bảo tính khoa học, tính đại chúng để định hướng
đúng các luồng thông tin, dư luận trên mạng xã hội.
Muốn vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần
phải hết sức thận trọng trong phát ngôn, trong viết lách, trong bình luận các vấn
đề xã hội nảy sinh cũng như những thông tin nhạy cảm, chưa được kiểm chứng. Cùng
với các thông tin mang tính chính thống trên các phương tiện truyền thông đại
chúng thì không ít những tin tức được “bơm” ra dòng chảy thông tin thông qua mạng
xã hội. Một mặt làm phong phú hơn, kịp thời hơn, cập nhật hơn và đương nhiên,
thỏa mãn yêu cầu (và nhu cầu) tiếp nhận thông tin của mỗi cá nhân, cộng đồng; mặt
khác, do tính chất “nhanh” và “chưa được kiểm chứng” nên có khi vấn đề mà nó phản
ánh không chính xác (thậm chí là bịa đặt, tin vịt, tin đồn) mà tác hại lớn nhất
của nó là tạo các luồng ý kiến không có lợi cho sự cố kết xã hội, gây nên sự hiểu
nhầm, thậm chí gây chia rẽ, mất đoàn kết. Do vậy, “nhất cử nhất động” của một
người cán bộ, đảng viên phải căn nhắc thật kỹ lưỡng trong tham gia bình luận,
phát ngôn hay chia sẻ thông tin không có lợi cho việc củng cố niềm tin, hình
thành khối đại đoàn kết mà Nghị quyết đã nhấn mạnh.
Tóm lại, quán triệt tinh thần của Đại
hội XIII về công tác tư tưởng, công tác dư luận và định hướng dư luận xã hội, người
cán bộ, đảng viên phải thực sự bình tĩnh trước những thông tin chưa biết chắc
chắn độ tin cậy; thật sự “cẩn ngôn”, “cẩn hành” trên nền tảng mạng xã hội; đồng
thời phải “biết nghe” những ý kiến phản biện (mà đôi khi những ý kiến này là
nghịch chiều, “nghịch nhĩ”) mà hơn hết là phải có cái tâm và cái tầm. Một xã hội
ổn định và phát triển không phải (và không thể) luôn phẳng lặng mà nó hàm chứa
bên trong nó là một xung lực, một tiền lực mạnh mẽ. Dư luận xã hội là một trong
những xung lực, tiềm lực ấy. Người lãnh đạo, quản lý cần phải biết nắm lấy xung
lực này bằng cách tạo ra một bầu không khí dân chủ và cởi mở, khơi dậy những ý
kiến từ phía người dân, công chúng. Có như thế mới có thể mới định hướng dư luận
xã hội, góp phần tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân trong phòng chống đại dịch
Covid-19 cũng như công cuộc xây dựng đất nước nói chung.
TS. Phạm
Đi
Nhận xét
Đăng nhận xét