Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2022

KHÁT QUÁT VỀ "THÀNH PHỐ THÔNG MINH"

  KHÁT QUÁT VỀ THÀNH PHỐ THÔNG MINH 1. Nguồn gốc ra đời chiến lược thành phố thông minh Nhân loại không ngừng tiến bộ, con người không ngừng nâng cao chất lượng sống và luôn tìm cách để cải thiện đời sống của mình. Tiến trình phát triển của đô thị cũng không ngoài quy luật đó. Kể từ lần đầu tiên khi khái niệm “hành tinh số” (hay “trái đất số”, “trái đất kỹ thuật số”) được Phó Tổng thống Hoa Kỳ là Albert Gore [1] đề cập trong một bài phát biểu vào tháng 1 năm 1998. Theo ông, thành phố kỹ thuật số là một bộ phận tổ thành quan trọng của “trái đất số”; công nghệ số được thể hiện đầu tiên và cụ thể qua tổ chức đô thị. Đến này, khái niệm “đất đất số” đã trải qua 3 giai đoạn là số hóa, thông tin hóa và thông minh hóa. Số hóa là giai đoạn đầu tiên, là nội dung cụ thể của thông tin hóa và chất liệu để hình thành và vận hành thành phố thông minh. Thông tin hóa là nguồn số hóa đã được phân loại, phân tích và là nguồn lực, căn cứ để ra quyết định. Cùng với sự ra đời và phát triển mạng Int...

NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH

  NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH Từ khái niệm…. Thành phố thông minh không chỉ dựa vào công nghệ kết nối và tính toán hay kiểm soát, mà còn cần hệ thống quản trị với sự tương tác các bên tham gia nhằm mục tiêu cao nhất là tạo ra một thành phố đáng sống, có khả năng phục hồi tốt và có giá trị. Việc quản trị thành phố thông minh cần tạo dựng các nền tảng cho sự sáng tạo, khởi nghiệp, kinh tế chia sẻ, đổi mới và thích ứng một cách liên tục và thông minh hơn, chuyển đổi từ chính quyền điện tử sang chính quyền trí tuệ nhân tạo [1] . Nói cách khác, quản trị thành phố thông minh là một bộ phận tổ thành quan trọng trong tiến trình xây dựng, phát triển thành phố thông minh. Nếu như “ quản lý đô thị là quá trình tác động một cách liên tục, có tổ chức, có kế hoạch và có mục đích của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý theo một quy trình nhất định nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế-xã hội đô thị một cách có định hướng thì quản trị đô thị” và “ quản trị đô thị là chính ph...

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH Ở VIỆT NAM

  MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH Ở VIỆT NAM Cùng với tốc độ và tiến trình đô thị hóa trên thế giới gia tăng một cách mạnh mẽ, đô thị và mạng lưới đô thị của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng về quy mô, số lượng và chất lượng. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, với chủ trương phát triển thành phố theo hướng thông minh bền vững, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong số hóa, thông tin hóa và thông minh hóa, trí tuệ hóa hầu hết các lĩnh vực của đời sống đô thị [1] . Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều vấn đề đô thị cũng nảy sinh (ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn, ngập úng,...) cần được nhanh chóng giải quyết một cách hiệu quả, triệt để. Tuy vậy, với phương thức và mô thức truyền thông sẽ khó có thể thực hiện nhiệm vụ đó một cách nhanh chóng, hiệu quả như mong đợi. Có nghĩa là cần có phương thức mới, biện pháp mới, công cụ mới và cả tư duy mới, triết lý mới để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản tr...

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

  TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ NỮ GIỚI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 1.      Đặt vấn đề Một xã hội được gọi là bình đẳng, tất nhiên (và tất yếu) mỗi cá nhân trong đó phải được tạo điều kiện để tiếp cận những cơ hội và hưởng thụ thành quả của sự phát triển trong các lĩnh vực của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội. Đương nhiên, không thể đề cập đến vấn đề công bằng xã hội mà không nói đến bình đẳng nam nữ (bình đẳng giới). Nói cách khác, công bằng xã hội và bình đẳng giới là hai yếu tố song hành, có mối quan hệ hữu cơ và tác động tương hỗ. Bởi công bằng xã hội sẽ thúc đẩy sự bình đẳng xã hội (bao gồm bình đẳng giới) và ngược lại, bình đẳng xã hội là “nguồn năng lượng” và động lực thúc đẩy công bằng xã hội, phát triển xã hội. Trong những năm qua, mặt dù tình trạng bình đẳng giới ở nước ta có nhiều tiến bộ nhưng bất bình đẳng giới vẫn còn khá phổ biến, thậm chí gia tăn...