PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI

I. Khái quát về bạo lực trên cơ sở giới

1. Khái niệm

Từ sau Hội nghị Quốc tế v Dân số và Phát triển (ICPD) được t chức tại Cairo năm 1994 và Hội nghị Quốc tế v Phụ nữ lần thứ t chức tại Bắc Kinh năm 1995, phòng  chống bạo lực đối với phụ nữ đã tr thành  một phần  quan trọng trong nhiệm vụ của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), với luận cứ rằng phòng  chống  bạo lực đối với phụ nữ có liên quan mt thiết tới việc cải thiện sức khoẻ sinh sản của phụ nữ và vị thế của họ trong hội.

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) trong  Chương  trình Quốc gia 7 hợp tác với chính phủ Việt Nam (2006 2010) hỗ tr Chính phủ Việt Nam cải thiện cht lượng và việc sử dụng  các thông  tin và dịch vụ v sức khoẻ sinh sản mang tính nhy cảm giới bao gồm sức khoẻ tình dục và kế hoạch hoá gia đình. UNFPA cũng tiếp tục hỗ trợ cho các t chức cấp trung ương và cấp tỉnh giải quyết các vấn đề bình đẳng giới cụ thể phòng  chống bạo lực gia đình hoặc phòng  chống bạo lực trên c sở giới. Hướng tới mục tiêu này, một đánh giá định tính đã được tiến hành nhằm mục đích xác định những chương  trình phòng  chống  bạo  lực trên  cơ sở giới thành công Việt Nam, những thách thức phải đối mt, và đề xut những hành động trong tương lai.

Bạo lực đối với phụ n, thường  được biết đến như bạo lực trên cơ sở giới (BLG), là một vấn đề sức khỏe cộng đồng và nhân quyền cơ bản. Trên thế giới, cứ ba phụ nữ thì có ít nht một người đã từng bị đánh đập, cưỡng ép tình dục hoặc lạm dụng trong  cuộc đời.1  Bạo lực ảnh hưởng  nghiêm  trọng  đến cuộc sống và đời sống tinh thần của người phụ n. Bạo lực cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với con cái, gia đình và các tổn hại v kinh tế. Trong những năm gần đây, cộng đồng quốc tế đã bt đầu nhìn nhận tính nghiêm trọng và quy của vấn đề này và bt đầu hành động.

Tuyên bố của Liên Hợp Quốc v Xoá bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993 đã định nghĩa Bạo lực trên cơ sở Giới (BLG) như sau: “Bất k một hành động bạo lực nào da trên cơ sở giới dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn thất v thân th, tình dục, tâm hay những đau khổ ca ph n, bao gồm c sự đe dọa có những hành động như vy, sự cưỡng bức hay c đoạt một cách tùy tiện sự tự do, xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuc sống riêng tư đều gọi bạo lực trên cơ sở giới”.

Bạo lực trên Cơ sở Giới được miêu tả tiếp trong Báo cáo Dân số Chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ (1999), như sau:

“Nó thường đưc biết đến như bạo lực trên cơ sở giới bởi vì xuất phát một phần từ vị trí thấp kém hơn ca người ph nữ trong xã hội. Phần kc, nhiều nền văn hóa có các niềm tin, chuẩn mực và thể chế xã hội làm chính đáng hóa bạo lực đối với ph n và bởi vậy gây ra bạo lực đối với ph n. Cùng là những hành động như nhau nhưng nếu chúng xảy ra với người ch lao động, người hàng xóm hoặc người quen thì sẽ bị trừng phạt, nhưng lại không có vấn đề nếu nam giới có các hành động đó đối với ph n, đặc biệt trong phạm vi gia đình.[1]

2. Các hình thức của bạo lực trên cơ sở giới

Trong cuộc đời mình, phụ nữ và tr em gái có thể trải qua nhiều hình thức BLG khác nhau từ trước khi sinh ra và trong giai đoạn sinh - dụ như việc nạo phá thai mục đích lựa chọn giới tính hoặc tục giết tr sinh gái - trong thời thơ ấu hoặc thời k vị thành niên và những năm tháng của độ tuổi sinh sản, cũng như khi v già. Lori Heise đã nghiên cứu các dữ liệu về các loại bạo lực khác nhau đối với phụ nữ và đưa ra tổng quan về bạo lực xảy ra trong cuộc đời của người phụ nữ  (xem Hộp 1 dưới đây).

Giai đoạn

Loại bạo lực

Trước khi sinh

Nạo phá thai mục đích lựa chọn giới tính (Trung Quốc, n Đ, n Quốc); đánh đập trong quá trình mang thai vi c ảnh hưởng v tình cảm và thể cht đối vi ph n, ảnh hưởng đến kết qu sinh đẻ; mang thai ép buộc (ví dụ hiếp dâm hàng lot trong chiến tranh).

Sơ sinh             

Tục giết trẻ sơ sinh gái; lạm dụng tình cảm và th chất; sự phân biệt trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc y tế cho tr sinh gái.

Thời thơ ấu       

Tảo hôn; ct bỏ bộ phận kích dục; lạm dụng tình dục bởi c thành viên gia đình và người lạ; s phân biệt trong chế đ dinh dưỡng và chăm c y tế đối vi trẻ em gái; mại dâm tr em.

Thời niên thiếu    

Bạo lực trong quá trình hẹn hò và tán tỉnh (tạt a xít ở Băngladesh, hiếp dâm trong thời gian hò hẹn ở Mỹ; tình dục ép buộc vì lý do kinh tế ở Châu Phi: phải kết giao với các “ lão già bao gái” (sugar daddies) để có tiền chi trả học phí); lạm dụng tình dục ở nơi làm việc; hiếp dâm; quấy rối tình dục; mại dâm ép buộc; buôn bán phụ nữ.

Tuổi sinh sản       

Lạm dụng ph n bởi bạn tình là nam giới; hiếp dâm trong n nhân; lạm dụng và giết người vì của hồi môn; giết bạn tình; lạm dụng v m lý; lạm dụng tình dục tại i m việc; quy ri tình dục; hiếp dâm; lạm dụng phụ n n tật

Tuổi già

Lạm dụng phụ nữ goá; lạm dụng người g (ở Mỹ - quốc gia duy nhất có các dữ liệu này, việc lạm dụng người già phần lớn xy ra với phụ nữ cao tuổi).

3. Hậu quả

3.1. Về mặt sức khỏe

Bạo lực trên cơ sở giới hay bạo lực giới có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với sức khoẻ và cuộc sống của người phụ n, dụ bị thương tích v thân th, hoặc bị chết, đau đớn suốt đời, và các vấn đề sức khoẻ tâm thần dụ như trầm cảm, lạm dụng cht gây nghiện hoặc tự t. Bạo lực cũng ảnh hưởng đến đời sống của tr em và đời sống kinh tế của hội.

3.2 Hậu quả đối với Sức khỏe Tình dục và Sức khỏe Sinh sản

Phụ n, những người sống với bạn tình phu, thường rất kkhăn trong việc đòi hỏi quyền của họ và bảo v họ không có thai ngoài ý muốn, bị nhiễm HIV và STI. Bạo lực có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản: rối loạn phụ khoa, vô sinh, bệnh  viêm xương chậu, rối loạn tình dục, STI, HIV/AIDS, nạo hút thai không an toàn, có thai ngoài ý muốn và tử vong m. Bạo lực trong quá trình mang thai thường dẫn đến sy thai, chăm sóc thai muộn, tr chết ngay khi sinh, đau đẻ sớm và đẻ non, động thai, và tỉ lệ sinh thấp.

3.3. Hậu quả đối với trẻ em

Bạo hành giới cũng có hậu quả nghiêm trọng tới gia đình và tr em. Những tr phải chứng kiến bạo lực trong gia đình sẽ có nguy cơ cao hơn v tình cảm và hành vi cũng như có vấn đề về sức khoẻ10. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những tr phải chứng kiến bạo lực thường có hành vi và tâm tương tự như các trẻ bị lạm dụng. Những cậu phải chứng kiến bạo lực trong gia đình cũng có nguy cơ sử dụng bạo lực cao hơn khi lớn.

3.4. Các hậu quả về kinh tế

Các hậu quả v mt kinh tế của BLG đối với nhân và hội là rất lớn. Đối với nạn nhân và gia đình h, ngoài các chi phí chăm sóc y tế để chữa tr thương tích và rối loại tâm liên quan đến BLG, còn có các chi phí cơ hội khác v thời gian dành cho việc chữa tr và các hot động pháp khác lẽ ra thời gian đó nạn nhân và gia đình họ có thể sử dụng để kiếm thêm thu nhập. Một nghiên cứu ở Mỹ La Tinh năm 1996-1997 dự tính rằng chỉ riêng chi phí chăm sóc sức khoẻ do BLG (không bao gồm các chi phí khác) đã là 1,9% GDP ở Bra-xin, 5% ở Co-lum-bi-a, 4,3% ở En- xa-van-đo, 1,3% ở Mê-hi-cô, 1,5% ở Peru, và 0.3% ở Venezuela13. BLG có thể gây ra những hậu quả lâu dài làm giảm năng suất của nạn nhân. Đối với xã hội, BLG đòi hỏi phải có các nguồn lực rất lớn cho các can thiệp công ví dụ như các dịch vụ về công an, toà án, hỗ trợ xã hội và pháp lý, các dịch vụ bảo vệ trẻ em và xử lý những kẻ phạm tội. Ví dụ, ở Mỹ dự tính ngân sách quốc gia hàng năm dành cho việc thực thi Đạo luật năm 1994 về Phòng chống Bạo lực Gia đình đối với Phụ nữ là 1,6 tỉ USD.

II. Vấn đề bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam

1. Tính chất, mức độ

Ở Việt Nam còn thiếu các thông tin và nghiên cứu về BLG có bằng chứng đáng tin cậy. Cho đến nay, mới chỉ có các nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng quy nhỏ v BLG ở Việt Nam. Mặc dầu sự phổ biến của BLG tầm quốc gia là chưa được biết đến, tuy nhiên, các nghiên cứu hiện có cho thy BLG đang một vấn đề. Một nghiên cứu năm 1999 ở 6 tại Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh với mẫu gồm 600 phụ nữ đã lập gia đình cho thy bạo lực thân thể xy ra trong 16% các gia đình, trong đó 10% các gia đình có kinh tế k giả và 25% các gia đình có kinh tế túng thiếu; bạo lực tình dục (tình dục cưỡng ép) xy ra 18% các gia đình kgiả v kinh tế và 25% gia đình túng  thiếu v kinh tế. Một nghiên cứu gần đây trên 2000 người đã lập gia đình 8 tỉnh/ thành  phố của UB VĐXH QH năm 2006 cho thy 2% những người tr lời cho biết đã từng bị bạo lực thân th, 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong gia đình và 30% cho biết đã bị cưỡng ép tình dục. Các con số này có thể có khả năng thấp hơn thực tế do những người tr lời thường ngại nói với người khác v bạo lực trong gia đình của họ do sợ hãi và xấu h, hoặc vẫn chịu ảnh hưởng của những tưởng lạc hậu.

Các thái đ, chuẩn mực và hành vi văn hóa đang cản tr sự hiểu biết vBLG Việt Nam. Thut ngữ “Bạo lực” trong tiếng Việt là một khái niệm rất mạnh  và người dân thường  ngần  ngại sử dụng thut ngữ này để nói v các thành viên gia đình mình, trừ phi việc lạm dụng gây ra các hậu quả nghiêm trọng v sức khỏe và các hậu quả kc. Trong cuộc sống hàng ngày nhiều hình thức bạo lực ít nghiêm trọng hơn ví dụ như lạm dụng bằng lời nói, tát, cưỡng ép hoặc ép buộc tình dục trái với mong muốn của người v thường không được coi bạo lực. Rất cần thiết phải có một cuộc điều tra trên cơ sở số dân cấp quốc gia để hiểu biết đy đủ v BLG Việt Nam. Mặc chưa có số liệu chính xác v sự phổ biến của BLG Việt Nam, BLG vẫn tiếp tục một vấn đề bởi hiện chưa có một khung toàn diện nào nhằm phòng ngừa và quản BLG.

2. Các hành vi bạo lực

Ø Đánh đp, hành h hoặc hành vi cố ý kc m hi đến sức kho, tính mạng;

Ø Cưỡng ép lao động quá sức;

Ø Cưỡng ép quan h tình dục hoặc có hành vi khác xâm phạm đến đời sống tình dục;

Ø Xúc phạm danh d, nhân phẩm, uy tín;

Ø Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết n hoặc cản trn nhân t nguyện, tiến b hoặc cưỡng ép thựchiện hành vi khác trái pháp luật;

Ø Cô lập, xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

Ø Ngăn cản việc thực hiện quyền hợp pháp giữa ông, bà và cháu; cha, mẹ và con; vợ và chồng; anh chị em với nhau;

Ø Chiếm đoạt, huỷ hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành  viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

Ø Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở;

Ø Các hành vị bao lực khác trong gia đình theo quy định của pháp luật.

III. Phòng chống bạo trên cơ sở giới

1. Đối với Nhà nước và cơ quan hữu quan

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật;

- Tăng cường các chế tài;

- Hoàn thiện đội ngũ làm công tác bình đẳng giới, Hội liên hiệp phụ nữ, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ;

- Chú trọng đến Ngân sách trách nhiệm giới.

2. Đối với thiết chế giáo dục

- Có kế hoạch giáo dục vấn đề giới trong từng cấp học;

- Tăng cường ý thức phòng chống bạo lực trên cơ sở giới;

- Biết cách lên tiếng đối với hành vi bạo hành trong gia đình, trường học và ngoài xã hội;

3. Đối với công tác tuyên truyền

- Tăng cường công tác truyền thông;

- Đa dạng hóa các kênh truyền thông;

- Phong phú hóa các phương thức truyền thông;

4. Đối với cá nhân

- Sống hòa nhã, yêu thương;

- Phải hiểu rằng, học là để chung sống;

- Biết bỏ qua lỗi lầm của người khác, nhất là trong mối quan hệ trong gia đình như vợ - chồng; cha mẹ - con cái;

 



[1] Heise, L., Ellsberg, M., Gottemoeller, M., o cáo Dân số: Chấm dứt Bạo lực đối vi Ph n, Tp 27, S 4, 1999

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHẦN TẦNG XÃ HỘI: NỘI DUNG, BẢN CHẤT, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

GIA ĐÌNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ