TƯ DUY VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ - YẾU TỐ CỐT YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
TƯ DUY VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ - YẾU TỐ CỐT YẾU ĐỂ PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
1.
Vai
trò của chính quyền và các chủ thể quản lý đô thị
Trong
bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, việc lựa chọn và xây dựng phương thức
phát triển đô thị bền vững là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện
tại, nhiều đô thị trong cả nước vẫn còn tồn tại những yếu kém về mặt qui hoạch,
xây dựng và quản lý đô thị, trong đó có cả những yếu kém về nhận thức, tổ chức
thực hiện, giám sát... Đó có thể kể đến là công tác qui hoạch xây dựng đô thị
chưa được quan tâm đúng mức; việc công bố, công khai qui hoạch xây dựng theo luật
định của Luật xây dựng chưa được thực hiện nghiêm túc ở một số địa phương; sự
tham gia của các chủ thể xã hội khác nhau vào trong quá trình kiến tạo và quản
lý đô thị,... Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng không thể không nói
đến trình độ, năng lực của đội ngũ công chức quản lý qui hoạch xây dựng đô thị ở
cấp cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; chưa thực hiện đúng vai trò của
mình trong công tác quản lý xây dựng đô thị. Chính điều này là điều kiện “màu mở”
để nảy sinh tình trạng xây dựng không phép, trái phép dẫn đến bộ mặt kiếm trúc
của thành phố còn lộn xộn, thiếu mĩ quan. Kế đến có thể nói đến công tác cải
cách hành chính trong lĩnh vực quản lý xây dựng đô thị của chúng ta còn quá chậm
và còn nhiều bất cập. Một số chính quyền địa phương vẫn chưa làm tốt việc thực
hiện phân cấp trong việc lập và quản lý qui hoạch xây dựng, cấp giấy phép xây dựng
và giảm bớt các thủ tục hành chính. Có thể nói, chính những yếu tố này là những
thách thức lớn khi tiến hành kiến tạo và xây dựng mô thức phát triển bền vững về
đô thị.
Thực
tế cho thấy, trong lĩnh vực qui hoạch xây dựng và quản lý đô thị chúng ta chỉ
chú trọng đến “phần cứng” mà bỏ quên đi “phần mền” của đô thị, cái
làm nên “phần hồn” cho một đô thị, đó chính là văn hóa, lối sống, phong tục tập
quán và những nét sinh hoạt cũng như những thói quen trong đời sống hằng ngày của
cư dân đô thị- yếu tố con người-văn hóa. Một đô thị gọi là văn minh hiện
đại và bền vững không chỉ có những kiến trúc đồ sộ, nhà cao tầng, các trung tâm
mua sắm… mà nó còn phải có một không gian văn hóa-xã hội, ở đó chủ thể xã hội của
nó – con người đô thị, với tất cả những văn hóa nguyên hữu và hiện hữu, lối sống
hiện hữu tôn tạo nên cái nét riêng cho thành phố đó. Dễ hiểu, muốn xây dựng một
thành phố văn minh hiện đại và bền vững thì phải xây dựng được cả hai “mảng”
nêu trên: không gian kiến trúc và không gian văn hóa xã hội.
Để
làm được điều này, vai trò của chính quyền sở tại là vô cùng quan trọng, trước
mắt phải “nhận thấy” được đô thị phải gồm hai “mảng” hữu cơ như trên đã đề cập
và muốn xây dựng một đô thị cần phải đồng thời có động thái qui hoạch xây dựng
và quản lý cả hai “mảng” này. Nếu chỉ chú trọng đến không gian kiến trúc mà bỏ
quên không gian xã hội thì chúng ta sẽ có những “thành phố vô hồn”, “thành phố
ma”, “thành phố lạnh”; nếu chúng ta chỉ chú trọng đến không gian xã hội mà
không chú trọng đến không gian đô thị thì vô tình chúng ta sẽ tiến hành quá
trình ngược lại “nông thôn hóa đô thị”, “làng quê đô thị”. Chính vì vậy, trong
quá trình qui hoạch xây dựng, quản lý đô thị cần phải tiến hành song song hai
“mảng” này với nhau. Cần phải hiểu rằng, xây dựng không gian kiến trúc đô thị tuy khó
mà dễ, nhưng xây dựng không gian xã hội đô thị tuy dễ mà khó. Khó là ở
chỗ, đòi hỏi những người có trách nhiệm về qui hoạch xây dựng và quản lý đô thị
phải có cái tầm để “nhìn thấy” được đâu là nét văn hóa, lối sống đặc thù của cư
dân sở tại để có những chính sách phát triển phù hợp. Việc xây dựng một lối sống
đô thị không khó nhưng xây dựng một lối sống vừa có thể kế thừa những nét truyền
thống vừa có thể tiếp biến những nét văn hóa hiện đại, vừa mang nét văn hóa
chung của dân tộc, vừa có cái riêng của văn hóa bản địa, vừa có cái “luật” nhưng
cũng vừa có cái “tục”.
2.
Sự tham
gia của người dân vào công tác qui hoạch, kiến tạo, quản lý đô thị là
thành tố quan trọng để phát triển bền vững đô thị
Kinh
tế càng phát triển thì tiến trình đô thị hóa càng được thúc đẩy nhanh và người
ta dễ dàng nhận biết tầm quan trọng của công tác quản lý đô thị. Kinh nghiệm
trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng nếu nơi nào làm tốt công tác quản lý đô thị
thì sẽ thúc đầy tiến trình đô thị hóa nhanh, hợp lý và hiện đại. Quản lý đô thị
không đơn thuần chỉ là mặt hành chính mà nó, ở một giác độ nào đó mà nói, là một
khoa học, một nghệ thuật; quản lý đô thị không chỉ là việc quản lý kinh doanh,
đất đai, nhà ở, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, quản lý hành chính nhà nước, môi trường,
tài chính đô thị mà còn là quản lý con người gắn với văn hóa xã hội hiện hữu;
quản lý đô thị không chỉ là nhiệm vụ của nhà quản lý mà, đó là nhiệm vụ của
toàn thể người dân với tư cách là một công dân đô thị (thị dân).
Thông
thường mà nói, khi nói đến chủ thể quản lý đô thị người ta nghĩ ngay đến các định
chế quản lý Nhà nước trong phạm vi thành phố đó là các cơ sở ban ngành các cấp.
Từ đó, khi nói đến cải tiến quản lý người ta chỉ tập trung bàn về chức năng,
nhiệm vụ, sự phân công phân cấp và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, bởi
theo cách nghĩ thông thường, các định chế Nhà nước mới có thể (và có quyền) để
quản lý đô thị. Thực tế cho thấy, có nhiều nhân tố khác tham gia trực tiếp hay
gián tiếp có ảnh hưởng nhất định đến tiến trình quản lý đô thị như các nhà đầu
tư trong và ngoài nước, các tổ chức tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ
và đặc biệt là chính các tầng lớp dân cư trong đô thị ấy. Kinh nghiệm nhiều nước
cho thấy, nếu chỉ “đóng khung” cho việc cải tiến việc quản lý đô thị bằng những
định chế nhà nước thì rất khó lòng có được một cơ chế quản lý tối ưu. Hơn thế nữa,
các nguồn lực nhà nước ngày càng không đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị
nên sự tham gia của các nhân tố khác ngoài định chế nhà nước trở nên cần thiết,
đặc biệt là các nguồn lực trong nhân dân. Một khía cạnh nào đó mà nói, phát huy
vai trò của nhân dân trong việc quản lý đô thị là cách làm đúng phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân và thể hiện vai trò, quyền của người dân vào công tác
xây dựng quản lý đô thị nói riêng, trong việc phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội
nói chung.
Rõ
ràng, các tầng lớp dân cư trong đô thị vừa là đối tượng chịu sự quản lý của
công tác quản lý đô thị nhưng lại vừa là chủ thể tham gia vào công tác quản lý
đô thị. Nếu có định hướng đúng và khuyến khích được sự tham gia tích cực của
các bộ phận dân cư thì công tác quản lý đô thị sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Muốn
làm được điều trước hết, đòi hỏi những người có trách nhiệm về quản lý xây dựng
đô thị phải “nhìn thấy” được nguồn lực này, thấy được sự tham gia của người dân
vào công tác quản lý đô thị là cần thiết và tất yếu (và cũng là quyền, nghĩa vụ
của thị dân). Từ đó mới có những động thái tích cực và thiết thực để “kéo” người
dân vào công tác quản lý đô thị mà cụ thể là tiến hành nghiên cứu nhu cầu của
người dân để làm cơ sở cho các chính sách quản lý đô thị, đặc biệt là trong quá
trình xây dựng lối sống đô thị, những hành vi văn minh đô thị, mô thức quản lý
đô thị,... Kế đến lôi cuốn người dân tham gia và thay đổi những phương thức ứng
xử của họ, xây dựng một lối sống tích cực. Song song với nó là phải đẩy mạnh
các hoạt động của các đoàn thể xã hội và các hình thức tự quản đô thị.
Trong
thời gian qua, thẳng thắn mà thừa nhận, trong công tác quản lý, xây dựng và qui
hoạch đô thị, chúng ta đã chưa chú trọng đúng mức về vai trò của các tầng lớp
nhân dân, chưa phát huy được hết tiềm năng của họ; chưa đặc họ đúng vào vai
trò, vị trí cần thiết; chưa phát huy được các nguồn lực như nhân lực, vật lực,
tài lực, trí lực của cộng đồng dân cư. Nói khác đi, chưa thiết lập được mối
quan hệ giữa người dân và chính quyền trong công tác quản lý đô thị, chính lẽ
đó sự tham gia của người dân vào công tác quản lý đô thị còn mờ nhạc, nếu không
muốn nói là thờ ơ, bị động, phó mặc cho các cơ quan chức năng. Rõ ràng, nếu
không có sự tham gia của cư dân đô thị - chủ thể xã hội đô thị, thì không thể
nào xây dựng được một lối sống đô thị theo mong muốn chủ quan của những người
có trách nhiệm về quản lý đô thị. Lời căn dặn của Bác: “Dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” trong trường hợp này càng thể hiện
tính đúng đắn của nó.
Như
trên đã đề cập, một thành phố luôn gồm có “phần cứng” và “phần mền” tức là
không gian kiến trúc đô thị và không gian xã hội đô thị. Trong đó, lối sống
(phương thức sống) phát họa nên “hình tượng mềm” của thành phố đó. Hơn nữa, nội
hàm văn hóa của “hình tượng thành phố” phải thông qua các hoạt động sống của thị
dân (nhóm thị dân) mới có thể thể hiện ra. Cái gọi là hoạt động sống là một phạm
trù bào hàm cả phương thức hoạt động sống, phương thức tiêu dùng, phương thức
giải trí hay tiêu nhàn, phương thức tham gia hoạt động chính trị, phương thức
giao lưu giao tế xã hội và cả những phong tục tập quán của chủ thể xã hội ấy.
Tuy nhiên văn hóa đô thị và lối sống đô thị không thể dựa vào ý chí của một người
nào đó mà nó phải là sản vật hoạt lực của chỉnh thể thành phố đó. Và điều hiển
nhiên là, văn hóa đô thị, lối sống đô thị không phải tự nhiên mà có mà nó được
hình thành, bảo tồn và phát triển thông qua những điều kiện xã hội cụ thể trong
một xã hội cụ thể bằng những thể chế cụ thể. Phát triển đô thị bền vững không
tách rời chủ thể xã hội đô thị - thị dân và không tách rời các hoạt động sống của
chủ thể đó.
Một
đô thị gọi là “bền vững” thì nó phải có “cái hồn”, “bản sắc”; một đô thị muốn
có “hồn” thì cần phải làm cho chủ thể xã hội đô thị đó có “hồn”, mà muốn chủ thể
ấy - con người - có “hồn” thì chính con người ấy phải “sở hữu” một lối sống
riêng cho mình. Nhưng lối sống, với tất cả những đặc trưng của nó, không tự
nhiên mà có mà cần phải được xây dựng, tôn tạo thông qua một quá trình dài và
có ý thức.
Tóm
lại, trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, phát triển đô thị bền vững
là điều tất yếu, nhưng điều tiên quyết là chính những người làm công tác qui hoạch,
quản lý đô thị cần phải có cái nhìn đúng đắn, khoa học, toàn diện về nội hàm và
ngoại diên của thuật ngữ phát triển đô thị bền vững. Nói một cách dễ hiểu, muốn
xây dựng và thúc đẩy phát triển bền vững đô thị thì trước hết phải có những điều
kiện sống tương ứng trong đó có thể kể đến là điều kiện về môi trường sinh
thái, điều kiện về giáo dục và chăm sóc sức khỏe, những điều kiện về vật chất
và tinh thần, điều kiện về nhà ở, điều kiện về giao thông đi lại, điều kiện về
an ninh trật tự mà đặc biệt là những điều kiện về “hạ tầng mền đô thị”, đó
chính là văn hóa và lối sống đô thị. Nói cách khác, văn hóa và lối sống đô thị
là một thành tố quan trọng trong phát triển đô thị bền vững. Điều này rất cần một
tư duy mới trong quản lý đô thị để phát triển đô thị một cách bền vững./.
Nhận xét
Đăng nhận xét