ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN

 

Đề cương bài giảng

ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN

Biên soạn: TS. Phạm Đi

Thời lượng: 5 tiết

 

I.        MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...................................................... 3

1.        Đô thị............................................................................................ 3

2.        Chức năng của đô thị................................................................... 3

3.        Phân loại đô thị............................................................................ 4

4.        Quản lý đô thị.............................................................................. 5

4.1.       Định nghĩa............................................................................... 5

4.2.       Chủ thể quản lý đô thị.............................................................. 5

4.3.       Đặc trưng của quản lý đô thị................................................... 6

4.4.       Các nguyên tắc trong quản lý đô thị........................................ 6

4.5.       Các biện pháp cơ bản trong quản lý đô thị.............................. 6

II.      LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ.................... 6

1.        Khái niệm đô thị hóa................................................................... 6

2.        Đô thị hóa và vấn đề đô thị......................................................... 7

1.1. Đô thị hóa và các khía cạnh liên quan...................................... 7

1.1.1. Các kiểu đô thị hóa.................................................................. 7

1.1.2. Một số thành tố liên quan đến đô thị hóa................................. 7

1.1.3. Mức độ đô thị hóa.................................................................... 7

1.2. Vấn đề đô thị.............................................................................. 9

1.2.1. Khái niệm vấn đề đô thị........................................................... 9

1.2.2. Nguyên nhân phát sinh vấn đề đô thị....................................... 9

1.2.3. Tính chất của vấn đề đô thị...................................................... 9

1.2.3. Các loại vấn đề đô thị.............................................................. 9

1.2.4. Nguyên tắc giải quyết vấn đề đô thị........................................ 10

3.        Đô thị hóa và quản lý đô thị...................................................... 10

3.1.       Quản lý xã hội đô thị............................................................ 10

3.1.1.       Quản lý nhân khẩu đô thị................................................... 10

3.1.2.       Quản lý an ninh chính trị và trật tự an toàn đô thị.............. 10

3.1.3.       Quản lý cộng đồng đô thị................................................... 10

3.1.4.       Quản lý văn hóa đô thị....................................................... 10

3.1.5.       Quản lý bảo đảm xã hội đô thị............................................ 10

3.2.       Quản lý môi trường đô thị..................................................... 11

3.3.       Quản lý cơ sở hạ tầng đô thị................................................. 11

3.4.       Quản lý giao thông đô thị..................................................... 11

3.5.       Quản lý nhà, đất đô thị......................................................... 11

3.6.       Quản lý kinh tế đô thị........................................................... 11

3.7.       Quản lý chiến lược phát triển và quy hoạch đô thị............... 12

III.      MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN............................... 12

1.        Đôi nét về tiến trình đô thị hóa ở miền Trung, Tây Nguyên.... 12

1.1.        Quá trình hình thành và phát triển của đô thị khu vực miền Trung- Tây Nguyên      12

1.2.        Thực trạng về đô thị hóa ở miền Trung, Tây Nguyên................ 12

1.2.1.        Thực trạng đô thị hóa ở vùng Tây Nguyên............................. 12

1.2.2.        Thực trạng đô thị hóa ở khu vực miền Trung......................... 12

1.3.        Đặc trưng của đô thị hóa ở miền Trung, Tây Nguyên............... 13

1.3.1.        Đặc trưng vùng Tây Nguyên.................................................. 13

1.3.2.        Đặc trưng khu vực miền Trung............................................... 13

2.        Vấn đề quản lý đô thị trong các đô thị ở miền Trung, Tây Nguyên trong quá trình phát triển............................................................................................ 13

2.1.        Thực trạng về vấn đề quản lý đô thị miền Trung, Tây Nguyên... 13

2.2.        Phương hướng giải quyết.......................................................... 13

3.        Thực hành đánh giá chất lượng tăng trưởng đô thị................ 13

Câu hỏi ôn tập....................................................................................... 14

Tài liệu tham khảo................................................................................. 15


 

I.    MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Sự khác nhau cơ bản giữa thành thị và nông thôn?

 
Khung 1: Thảo luận

 

 

1.  Đô thị

-            “Đô thị là một cảnh quan, một mảng không gian kinh tế, một loại mật độ dân số; cũng là một trung tâm sinh hoạt và trung tâm hoạt động; nói cụ thể hơn, cũng có thể là một loại không khí, một loại đặc trưng hoặc một linh hồn”[1]

-            “Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp”[2].

-            “Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện”[3].

-            “Đô thị là một thực thể thống nhất hữu cơ của thực thể kinh tế phi nông nghiệp[4], thực thể xã hội và thực thể vật chất tập trung với mật độ cao[5] tại một khu vực nhất định”.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đô thị nhưng tựu trung chúng có những đặc điểm cơ bản:

a)     Có quy mô dân số đủ lớn với mật độ dân số tương đối cao;

b)    Có tỷ lệ dân số phi nông nghiệp đủ lớn;

c)     Là trung tâm văn hóa, khoa học, kinh tế, chính trị,..;

d)    Có các yếu tố cấu thành vật chất mang tính tập trung cao;

e)     Phương thức sống đặc thù.

2.  Chức năng của đô thị

-            Chức năng chính trị

-            Chức năng thương mại, dịch vụ

-            Chức năng tài chính

-            Chức năng thông tin và truyền thông

-            Chức năng văn hóa, khoa học, giáo dục

-            Chức năng tiêu dùng

3.  Phân loại đô thị

Khung 2: Thảo luận

Cho biết địa phương (tỉnh, thành) đồng chí đang sống hoặc công tác là đô thị loại mấy?

 
 

 

 


v  Mục đích của việc phân loại đô thị: Để phục vụ cho công tác phát triển và quản lý đô thị, các nhà quản lý và các cấp có thẩm quyền tiến hành phân loại và công nhận các loại đô thị. Đô thị được chia thành nhiều loại khác nhau căn cứ vào tính chất, quy mô, vị trí, vai trò của nó trong mạng lưới đô thị quốc gia. Tính chất của đô thị được xác định dựa theo các yếu tố sản xuất chính và những hoạt động kinh tế tính trội của đô thị, đặc biệt quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Việc phân loại đô thị nhằm những mục đích chính sau:

(1). Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị cả nước;

(2). Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị;

(3). Nâng cao chất lượng đô thị và phát triển đô thị bền vững;

(4). Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý đô thị và phát triển đô thị.

v  Các loại đô thị

Đô thị ở nước ta[6] được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.

1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.

2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.

3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.

4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.

5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.

v  Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị

Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:

1. Chức năng đô thị

Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.

2. Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.

3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn.

4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.

5. Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật:

a) Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị;

b) Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.

6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: Việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

4.  Quản lý đô thị

4.1.         Định nghĩa

-            Theo nghĩa hẹp: Là quá trình quản lý thị chính, tức là quản lý quá trình quy hoạch, kiến thiết và vận hành trong tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quản lý các dịch vụ công, các sản phẩm công. Cụ thể bao gồm: chế định và thực thi các chính sách về quy hoạch đô thị; ban hành các quy định liên quan đến lĩnh vực đô thị; thiết kế, xây dựng, quản lý các cơ sở hạ tầng đô thị; xây dựng và quản lý các tiện ích phục vụ đời sống công cộng đô thị, vệ sinh môi trường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; quản lý thuế và tài chính đô thị; quản lý hộ tịch và nhân khẩu đô thị; quản lý phúc lợi xã hội và bảo đảm xã hội.

-            Theo nghĩa rộng: Quản lý đô thị là toàn bộ tiến trình (chứ không phải quá trình) quản lý về thị chính, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, đối ngoại của một đô thị.

4.2.         Chủ thể quản lý đô thị

Quan niệm quản lý đô thị hiện đại cho rằng, chủ thể quản lý đô thị gồm nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức phi chính phủ, các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức chính trị-xã hội và thị dân. Từ những mục tiêu khác nhau, các lĩnh vực khác nhau, vị trí khác nhau mà các chủ thể có những vai trò khác nhau trong quản lý đô thị. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện hữu của Việt Nam thì vai trò chủ chốt vẫn là nhà nước mà cụ thể là chính quyền của đô thị.

Vai trò của nhà nước chủ yếu thể hiện ở các phương diện:

-         Cung cấp các sản phẩm công và dịch vụ công

-         Điều chỉnh kinh tế vĩ mô

-         Phân phối và tái phân phối

-         Duy trì trật tự xã hội và thị trường

4.3.         Đặc trưng của quản lý đô thị

-            Tính tổng hợp

-            Tính hệ thống

-            Tính biến đổi

-            Tính phục vụ

4.4.         Các nguyên tắc trong quản lý đô thị

-            Quản lý đô thị bằng nhà nước pháp quyền

-            Phân quyền và quản lý theo lãnh thổ

-            Minh bạch, công bằng và giải thiểu đặc quyền đặc lợi

-            Đề cao danh dự và trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu

-            Không tách rời quản lý và quy hoạch

-            Tăng cường dân chủ và sự tham gia của người dân

-            Coi trọng các yếu tố văn hóa truyền thống

-            Tiêu chuẩn hóa các quy chuẩn kỹ thuật và văn minh đô thị

-            Vận dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại vào quản lý

-            Huy động các nguồn lực, chủ thể tham gia vào quản lý đô thị

4.5.         Các biện pháp cơ bản trong quản lý đô thị

-            Biện pháp pháp luật

-            Biện pháp hành chính

-            Biện pháp kinh tế

-            Biện pháp tư vấn

-            Biện pháp giáo dục

II. LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

1.     Khái niệm đô thị hóa

Đô thị hóa là một quá trình phát triển về dân số đô thị, số lượng và quy mô đô thị cũng như về các điều kiện sống ở đô thị hoặc theo kiểu đô thị. Trong quá trình đô thị hóa đều có sự phát triển về lượng và chất ở các đô thị cũng như các điểm dân cư nông thôn (về cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, cơ cấu tổ chức xã hội và không gian quy hoạch – kiến trúc, hình thái xây dựng,...).

Bản chất của quá trình đô thị hóa là quá trình chuyển dịch lao động từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên như nông, lâm nghiệp, khai khoáng trên diện tích rộng khắp toàn quốc sang những hoạt động tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ thương mại, tài chính, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật,... Nói cách khác, là chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp gọi là đô thị. Đô thị hóa gồm 4 phương diện sau:

-            Tập trung dân số: Dân số nông thôn tập trung lên đô thị làm cho dân số đô thị và số lượng đô thị ngày một gia tăng, tỷ trọng dân số đô thị trong tổng số dân số ngày càng nâng cao;

-            Chuyển hóa khu vực: Khu vực phi đô thị dần chuyển hóa thành khu vực có tính đô thị. Với tư cách là kết quả của quá trình đô thị hóa quy mô và tốc độ chuyển hóa khu vực biểu hiện mức độ đô thị hóa;

-            Chuyển biến phương thức sống: Phương thức sinh hoạt, hoạt động sống, phương thức tư duy của cư dân từng bước chuyển biến mang tính chất đô thị. Từ đó tố chất chỉnh thể của con người được tăng lên.

-            Chuyển biến kết cấu nghề nghiệp: Đô thị với không gian kinh tế đặc thù là công nghiệp và dịch vụ, đô thị hóa là quá trình phát triển về công nghiệp và dịch vụ. Dưới giác độ kinh tế, chuyển biến về kết cấu ngành nghề phản ánh trình độ đô thị hóa;

2.     Đô thị hóa và vấn đề đô thị

1.1. Đô thị hóa và các khía cạnh liên quan

1.1.1. Các kiểu đô thị hóa

-         Đô thị hóa tập trung và đô thị hóa khuếch tán

-         Đô thị hóa tự nhiên và đô thị hóa cưỡng bức

-         Đô thị hóa trực tiếp và đô thị hóa gián tiếp

-         Đô thị hóa tích cực và đô thị hóa tiêu cực

1.1.2. Một số thành tố liên quan đến đô thị hóa

-         Công nghiệp hóa và đô thị hóa

-         Phát triển kinh tế quốc dân và đô thị hóa

-         Ngành nghề dịch vụ và đô thị hóa

-         Tăng trưởng nhân khẩu và đô thị hóa

-         Phát triển khoa học kỹ thuật và đô thị hóa

1.1.3. Mức độ đô thị hóa

a) Phương pháp chỉ số chủ yếu

-         ­Chỉ tiêu dân số-sức lao động

-         Chỉ tiêu sử dụng đất đai

-         Chỉ tiêu cơ cấu sản xuất-lao động

b) Phương pháp chỉ tiêu tổng hợp

-         Hệ tiêu chí về tăng trưởng đô thị: Bao gồm 10 chỉ tiêu

1)    Tổng dân số khu vực;

2)    Tổng mức chi trong năm tài chính của địa phương;

3)    Số người làm ngành nghề chế tạo;

4)    Số người làm ngành nghề thương nghiệp;

5)    Tổng sản phẩm công nghiệp;

6)    Tổng mức bán buôn;

7)    Tổng mức bán lẻ;

8)    Diện tích xây dựng nhà ở;

9)    Tỷ lệ trích trữ;

10)  Tỷ lệ phổ cập điện thoại.

-         Kích cỡ đô thị: Bồm 5 chỉ tiêu

1)    Quy mô đô thị: diện tích, tổng số dân;

2)    Vị trí khu vực đô thị:cự ly thời gian cách trung tâm đô thị lớn;

3)    Hoạt động kinh tế đô thị: thu nhập tài chính/năm, tỷ suất hàng hóa công nghiệp, tỷ suất tiêu thụ hàng hóa, tỷ lệ diện tích đất canh tác, tỷ lệ phổ cập điện thoại;

4)    Việc làm: Số người có việc làm trong ngành dịch vụ, tỷ lệ số người quản lý, tỷ lệ người làm thuê;

5)    Tăng trưởng dân số đô thị: Tỷ lệ tăng trưởng dân số, tỷ lệ nhân khẩu trong độ tuổi lao động, tỷ lệ nhân khẩu có việc làm.

Hiện nay, nhiều quốc gia cũng như nhiều đô thị lớn trên thế giới đã đưa ra bộ chỉ tiêu đánh giá về mức độ phát triển đô thị trên 4 bình diện chủ yếu là kinh tế, xã hội, môi trường và nhân khẩu với bộ thang đo thống nhất (xem bảng 1) cho tất cả các đô thị. Thông qua đó có thể nhận định, đánh giá mức độ tăng trưởng và phát triển của một đô thị cụ thể.

Bảng 1: Hệ thống chỉ tiêu đo lường phát triển đô thị

Phương diện

Tiêu chí

Kinh tế

GDP bình quân đầu người; tỷ trọng ngành nghề dịch vụ/GDP; tỷ trọng thu nhập tài chính/GDP; mức đầu tư tài sản cố định xã hội; mức tiêu hao năng lượng

Xã hội

Tiền lương (công) bình quân; tỷ lệ thất nghiệp; mức phổ cập bảo đảm xã hội; diện tích nhà ở bình quân đầu người; tuổi thọ trung bình; mức đầu tư cho giáo dục/GDP; số gường bệnh/1 vạn dân; số án hình sự/1 vạn dân; chỉ số Engel[7].

Môi trường sinh thái

Chất lượng môi trường không khí; tỷ lệ mực nước ngần đạt chuẩn; mức độ tiếng ồn đạt chuẩn; tỷ lệ cây xanh/đầu người; mức đầu tư cho môi trường/GDP; diện tích công viên cây xanh/đầu người; chất lượng nước thải.

Nhân khẩu

Tổng số nhân khẩu; tỷ lệ thực hiện kế hoạch hóa; tỷ lệ nhân khẩu phi nông nghiệp; tỷ lệ nhân khẩu đô thị làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ/tổng số người có việc làm; mật độ dân số; số học sinh trung học/1 vạn dân.

1.2. Vấn đề đô thị   

Khung 3: Thảo luận

Vấn đề đô thị là gì? Hãy nêu một số vấn đề xã hội đã và đang tồn tại trong đô thị mà đồng chí đang sống hoặc công tác.

 
 

 

 


1.2.1. Khái niệm vấn đề đô thị

Trong quá trình chuyển biến và phát triển xã hội đô thị mà cụ thể là trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với tự nhiên nảy sinh những hiện tượng xung đột và mất cân đối nghiêm trọng làm cho một số bộ phận chức năng của đô thị bị biến dạng, thay đổi kết cấu, chức năng.

1.2.2. Nguyên nhân phát sinh vấn đề đô thị

-         Trình độ sản xuất, quan hệ sản xuất thay đổi

-         Thay đổi yếu tố đô thị

-         Trình độ quản lý đô thị

1.2.3. Tính chất của vấn đề đô thị

-         Tính phổ biến

-         Tính đặc thù

-         Tính bộc phát

-         Tính phức hợp

1.2.3. Các loại vấn đề đô thị

-         Vấn đề nhân khẩu đô thị

-         Vấn đề môi trường sinh thái đô thị

-         Vấn đề việc làm

-         Vấn đề giao thông đô thị

-         Vấn đề nhà ở đô thị

-         Vấn đề nghèo đói đô thị

-         Vấn đề tội phạm và tệ nạn xã hội đô thị

1.2.4. Nguyên tắc giải quyết vấn đề đô thị

-         Nguyên tắc chỉnh thể, hệ thống

-         Nguyên tắc hài hòa

-         Nguyên tắc đặc thù

3.     Đô thị hóa và quản lý đô thị

3.1.         Quản lý xã hội đô thị

3.1.1.  Quản lý nhân khẩu đô thị

-         Quản lý nhân khẩu thường trú

-         Quản lý nhân khẩu tạm trú, vãng lai

-         Quản lý hộ gia đình, thủ tục đăng ký xuất nhập vào thành phố

-         Quản lý sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình

-         Quản lý về việc làm, nhân khẩu trong độ tuổi lao động

-         Điều tra và dự báo nhân khẩu

3.1.2.  Quản lý an ninh chính trị và trật tự an toàn đô thị

-         Khống chế, xử lý các hoạt động tội phạm và phạm pháp

-         Xử lý các hành vi vi phạm an ninh trật tự đô thị

-         Dự phòng và xử lý các sự vụ đột xuất

-         Quản lý hoạt động phòng cháy, chữa cháy

3.1.3.  Quản lý cộng đồng đô thị

-         Quản lý vệ sinh môi trường trong cộng đồng đô thị

-         Điều giải các tranh chấp trong cộng đồng, duy trì và phát huy tính cố kết cộng đồng

-         Tổ chức và quản lý các thiết chế, tổ chức, dịch vụ phục vụ cộng đồng

-         Xây dựng tinh thần văn minh cộng đồng và văn minh đô thị

3.1.4.  Quản lý văn hóa đô thị

-         Chế định và thực thi chiến lược phát triển văn hóa đô thị

-         Xây dựng và quản lý các cơ sở hạ tầng văn hóa

-         Quản lý các hoạt động, ngành nghề văn hóa

-         Quản lý thị trường văn hóa đô thị

3.1.5.  Quản lý bảo đảm xã hội đô thị

-         Quản lý cứu trợ xã hội đô thị

-         Quản lý bảo hiểm xã hội đô thị

-         Quản lý phúc lợi xã hội

-         Quản lý chính sách xã hội

3.2.     Quản lý môi trường đô thị

-         Quản lý vấn đề ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường

o   Ô nhiễm không khí

o   Rác thải, chất thải rắn

o   Ô nhiễm môi trường nước

o   Ô nhiễm đất

o   Ô nhiễm âm thanh

o   Ô nhiễm sóng điện từ

o   Ô nhiễm ánh sáng

o   Ô nhiễm nguồn nhiệt

-         Nâng cao chất lượng môi trường sống, đẩy mạnh phát triển bền vững

-         Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho thị dân

3.3.     Quản lý cơ sở hạ tầng đô thị

-         Quản lý các công trình giao thông đô thị

-         Quản lý các công trình cấp, thoát nước đô thị

-         Quản lý hệ thống cung cấp năng lượng đô thị

-         Quản lý hệ thống thông tin liên lạc

-         Quản lý các công trình vệ sinh môi trường

-         Quản lý các công trình phòng cháy, chữa cháy

-         Quản lý các công trình phòng vệ, chống động đất, cứu nạn

3.4.     Quản lý giao thông đô thị

-         Quản lý hệ thống giao thông đô thị

-         Quản lý nhu cầu giao thông đô thị

3.5.     Quản lý nhà, đất đô thị

-         Quản lý quy hoạch nhà ở, đất ở đô thị

-         Quản lý xây dựng và phát triển nhà ở

-         Quản lý giao dịch, chuyển nhượng nhà ở, đất ở

-         Quản lý phân phối, sử dụng nhà ở đất ở

-         Quản lý quỹ đất đô thị

3.6.     Quản lý kinh tế đô thị

-         Quản lý tài chính công và chi tiêu công

-         Quản lý việc chế định và thực thi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đô thị

-         Giải quyết hài hòa quan hệ giữa kinh tế đô thị, khu vực và nhà nước

-         Quản lý các hoạt động của các tổ chức kinh tế, hoạt động của các công ty, xí nghiệp

-         Quản lý sự phát triển đồng bộ giữa phát triển kinh tế và phát triển đô thị bền vững

3.7.     Quản lý chiến lược phát triển và quy hoạch đô thị

-         Quản lý quy hoạch tổng thể đô thị, quy hoạch liên kết vùng

-         Quản lý phương hướng phát triển và tính chất của đô thị

-         Quản lý chiến lược phát triển đô thị trên bình diện kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường

Khung 4: Thảo luận

Theo đồng chí, trong các nội dung quản lý đô thị nêu trên, nội dung nào chúng ta đã làm tốt, nội dung nào hiện chưa làm tốt? Nguyên nhân?

 
 

 

 


III.            MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN

1.  Đôi nét về tiến trình đô thị hóa ở miền Trung, Tây Nguyên

Khung 5: Thảo luận

Quy mô, chất lượng, tốc độ đô thị hóa ở một số đô thị miền Trung, Tây Nguyên?

 
 

 

 


1.1.         Quá trình hình thành và phát triển của đô thị khu vực miền Trung- Tây Nguyên

Ø Thời kỳ Phong Kiến (1858 về trước): Các đô thị Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An.

Ø Thời kỳ Pháp thuộc (1858-1954): Các đô thị Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Ø Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955-1975): Miền Bắc hiện tượng “giải đô thị hóa” (sơ tán); Miền Nam là hiện tượng đô thị hóa cưỡng bức (chiến lược bình định của Mỹ, đưa cư dân từ nông thôn về các đô thị theo kiểu dồn dân).

Ø Thời kỳ sau giải phóng đến trước Đổi mới (1975-1986): Các hiện tượng giải đô thị hóa, đô thị hóa cưỡng bức, đô thị hóa giả tạo, đô thị hóa nông thôn.

Ø Thời kỳ sau Đổi mới đến nay (1986 đến nay): Tốc độ đô thị hóa nhanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Các đô thị ở miền Trung, Tây Nguyên phát triển trên các bình diện cả quy mô và chất lượng.

1.2.         Thực trạng về đô thị hóa ở miền Trung, Tây Nguyên

1.2.1.  Thực trạng đô thị hóa ở vùng Tây Nguyên

1.2.2.  Thực trạng đô thị hóa ở khu vực miền Trung

Nhìn chung thực trạng đô hóa ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên có những yếu tố sau:

Ø Tốc đô đô thị hóa chậm, trình độ đô thị hóa thấp

Ø Tỷ lệ dân số đô thị thấp, tố chất thị dân không cao;

Ø Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội - kỹ thuật còn lạc hậu, yếu kém, thiếu đồng bộ;

1.3.         Đặc trưng của đô thị hóa ở miền Trung, Tây Nguyên

1.3.1.  Đặc trưng vùng Tây Nguyên

1.3.2.  Đặc trưng khu vực miền Trung

Nhìn chung, đô hóa ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên có những đặc trưng chủ yếu sau:

Ø Chức năng của đô thị chủ yếu là hành chính, chính trị (thành); chức năng kinh tế (thị) còn hạn chế;

Ø Chủ yếu là đô thị có quy mô nhỏ, manh mún, không có các chuỗi đô thị; chủ yếu là “nữa đô thị, nữa nông thôn”.

Ø Di dân từ nông thôn-nông thôn, nông thôn đô thị, đô thị nông thôn

Ø Chưa có thành phố hạt nhân làm động lực thúc đẩy cho các đô thị lân cận (mặc dù Quyết định số 936/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18 tháng 7 năm 2012 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020” thì thành phố Buôn Ma Thuột sẽ trở thành “đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên, trung tâm dịch vụ, công nghiệp, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, là đô thị hạt nhân trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia, tuy nhiên với quy mô, tốc độ đô thị hóa cũng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội như hiện nay thì còn cần một thời gian dài nữa mới có thể hiện thực hóa).

2.  Vấn đề quản lý đô thị trong các đô thị ở miền Trung, Tây Nguyên trong quá trình phát triển

Khung 6: Thảo luận

Vấn đề bất cập, phát sinh, khó khăn, vướng mắc trong quản lý đô thị nơi đồng chí đang sống hoặc công tác? Nguyên nhân?

 
 

 

 


2.1.         Thực trạng về vấn đề quản lý đô thị miền Trung, Tây Nguyên

2.2.         Phương hướng giải quyết

3.  Thực hành đánh giá chất lượng tăng trưởng đô thị


Câu hỏi ôn tập

1.Đô thị hóa là gì? Trình bày những đặc trưng cơ bản của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và khu vực miền Trung, Tây Nguyên?

2.Quản lý đô thị là gì? Bản chất của quá trình quản lý đô thị là gì?

3.Theo đồng chí, vấn đề tồn tại, bất cập nhất trong quản lý đô thị ở địa phương đồng chí là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

4.Từ thực tiễn ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, hãy nêu và phân tích những tồn tại, khó khăn và biện pháp khắc phục những vấn đề trong quản lý đô thị hiện nay?

5.Vấn đề đô thị là gì? Phân tích nguyên nhân, đặc trưng của vấn đề nghèo đói ở đô thị? Liên hệ thực tiễn nơi đồng chí sinh sống hoặc công tác.

6.Thực trạng về vấn đề quản lý đô thị nơi địa phương đồng chí sinh sống hoặc công tác.

 

 

 


Tài liệu tham khảo

1.  Đào Hoàng Tấn, Phát triển bền vững đô thị - những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới. Nxb Khoa học xã hội. H.2008.

2.  Phạm Ngọc Côn, Kinh tế học đô thị, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. H.1999.

3.  Lê Như Hoa, Quản lý văn hóa đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nxb Văn hóa - thông tin. H.2000.

4.  Nguyễn Minh Hòa, Phạm Đi (cùng nhiều tác giả), Những lát cắt đô thị. Nxb Đại học quốc gia TP.HCM. 2013.

5.  Nguyễn Minh Hòa, Đô thị học – những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Nxb Đại học quốc gia TP.HCM. 2012.

6.  Phạm Đi, Công tác di dời, giải toả, tái định cư của thành phố Đà Nẵng - những thành tựu đạt được. (Tạp chí Sinh hoạt lí luận số 5/2004)

7.  Phạm Đi, Tính dễ tổn thương - một biểu hiện của nghèo đô thị. (Tạp chí Sinh hoạt lí luận số 3/2005)

8.  Phạm Đi, Tiến trình đô thị hóa trên thế giới và những thách thức của nó (Sinh hoạt lí luận, số 2(93)/2009)

9.  Phạm Đi, Hoàn thiện chính sách nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho người tái định cư. (Sinh hoạt lí luận số 5(102)/2010)

10.            Phạm Đi, Nhận thức lại về quản lí đô thị (Người đô thị, số 94 ngày 10/4/2011)

11.            Phạm Đi, Mô hình thị trưởng (Người đô thị, số 116-117 ngày 25/3/2012)

12.            Phạm Đi, Thực trạng về vấn đề môi trường sinh thái đô thị trong các vùng đô thị ở nước ta hiện nay qua góc nhìn phát triển đô thị bền vững. (Sinh hoạt lý luận số 5/2013).

13.            Phạm Đi, Hoàn thiện chính sách lao động-việc làm đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người tái định cư (Chuyên đề thuộc Đề tài cấp Nhà nước mã số KX 03.20/06-10)

14.            Phạm Đi, Đà nẵng – cải tạo, chỉnh trang đô thị (SGGP số 9654 ngày 14/5/2004)

15.            Phạm Đi, Quản lí đô thị nhưng chưa có “chính quyền đô thị”. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-04-08-quan-ly-do-thi-nhung-chua-co-chinh-quyen-do-thi-

16.            Phạm Đi, Tránh ùn tắc giao thông: nhìn từ câu chuyện người bán chim. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-04-13-chong-un-tac-giao-thong-nhin-tu-chuyen-nguoi-ban-chim

17.            Phạm Đi, Qui hoạch và phát triển giao thông: sai lầm nối tiếp sai lầm? http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-05-11-quy-hoach-phat-trien-giao-thong-sai-lam-noi-tiep-sai-lam- 

18.            Phạm Đi, “Cách mạng” trong giao thông, nên bắt đầu từ đâu? http://phapluattp.vn/20111018093935423p1027c1098/cach-mang-trong-giao-thong-nen-bat-dau-tu-dau.htm

19.            Phạm Đi, Sứ mạng của xe buýt,  Báo Pháp luật TP. HCM. http://phapluattp.vn/20111204010226455p1027c1098/su-mang-cua-xe-buyt.htm

20.            Phạm Đi, Đền bù giải tỏa đất đai: Người dân phải được hưởng lợi http://tuanvietnam.net/2012-02-14-den-bu-giai-toa-dat-dai-nguoi-dan-phai-duoc-huong-loi

21.            Phạm Đi, Đảm bảo đời sống người bị thu hồi đất. Báo pháp luật TP.HCM số ra ngày 22/6/2013 http://phapluattp.vn/20130621105759105p1027c1098/dam-bao-doi-song-nguoi-bi-thu-hoi-dat.htm

22.            Phạm Đi, Chính quyền đô thị: Chiếc áo mới phải như thế nào? http://sgtt.vn/Goc-nhin/181669/Chiec-ao-moi-phai-nhu-the-nao.html

23.            Phạm Đi, Xây dựng chính quyền đô thị ở TP.HCMNên bắt đầu từ đâu?  http://sgtt.vn/Goc-nhin/181745/Nen-bat-dau-tu-dau.html

24.            Phạm Đi, Đã đến lúc cởi "chiếc áo đô thị" chật chội. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/133382/da-den-luc-coi--chiec-ao-do-thi--chat-choi.html, đăng ngày 31/7/2013

25.            Phạm Đi, Chỗ đứng của thị trưởng ở đâu? http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/135818/cho-dung-cua-thi-truong-o-dau-.html

26.            Phạm Đi, Nâng cao tố chất thị dân. Báo pháp luật TP.HCM

http://phapluattp.vn/2013081809263813p0c1027/nang-cao-to-chat-thi-dan.htm

27.            Phạm Đi, Xây dựng chính quyền đô thị: người dân cũng phải có vai trò. http://sgtt.vn/Goc-nhin/182881/Xay-dung-chinh-quyen-do-thi-nguoi-dan-cung-phai-co-vai-tro.html

28.            Phạm Đi, Đào tạo nhân sự cho chính quyền đô thị. http://phapluattp.vn/20130909110857420p1027c1098/dao-tao-nhan-su-cho-chinh-quyen-do-thi.htm

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số chủ đề viết tiểu luận và đề án tốt nghiệp

 

Đề tài 1:    Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý đô thị ở..….. (ghi tên địa phương nơi học viên công tác).

Đề tài 2:    Những giải pháp cơ bản giải quyết một số vấn đề xã hội đô thị ở..….. (ghi tên địa phương nơi học viên công tác) vì mục tiêu phát triển đô thị bền vững.

Đề tài 3:    Những giải pháp cơ bản quản lý (học viên chọn một số vấn đề đô thị như: nhân khẩu đô thị, an ninh - trật tự đô thị, môi trường đô thị, kết cấu hạ tầng đô thị, nhà- đất đô thị, quy hoạch, kiến trúc đô thị,…) ở..….. (ghi tên địa phương nơi học viên công tác) trong giai đoạn hiện nay.

 



[1] Philip, Nhà địa lý người Pháp. Xem: Phạm Ngọc Côn, Kinh tế học đô thị, Nxb Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội 1999.

[2] Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 199.7

[3] Thông tư 31/TTLD ngày 20/11/1990 Về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị do Bộ xây dựng - Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành, để hướng thực hiện Quyết định 132-HĐBT ngày 5/5/1990 về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị.

[4] Trên 65% lao động phi nông nghiệp (đô thị loại V);

[5] Có dân số từ 4.000 người trở lên; mật độ dân số bình quân 2.000 người/km2; có hệ thống hạ tầng đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị theo quy định.

[6] Các quốc gia khác nhau có cách phân loại (cấp) đô thị khác nhau. Thậm chí ở những thời điểm khác nhau, các địa phương khác nhau trong cùng một quốc gia thì cách phân cấp, phân loại đô thị cũng khác nhau.

[7] Hệ số Engel tức là tỷ lệ chi tiêu về lương thực so với tổng chi tiêu, nó phản ảnh mức sống và chất lượng sống của thị dân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHẦN TẦNG XÃ HỘI: NỘI DUNG, BẢN CHẤT, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

GIA ĐÌNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ