Nâng cao hiểu biết về HIV/AIDS

NÂNG CAO HIỂU BIẾT VỀ HIV/AIDS


Hiện nay, AIDS đã trở thành một đại dịch trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, đại dịch này dường như đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố, trở thành một thứ “giặc”. Muốn chiến thắng loại “giặc” này ta cần phải xác định rõ các yếu tố: “chiến sĩ”, “chiến trường”, “vũ khí” và phải xác định rõ đâu là “giặc”?

Hiện nay phần lớn chúng ta (kể cả những tình nguyện viên tuyên truyền, thậm chí cả bác sĩ) còn có thái độ xa lánh những người nhiểm bệnh AIDS. Thực tế này cho thấy: chúng ta đã đánh nhầm “giặc” bởi trong số những người có HIV, không ít trẻ em bị nhiểm từ cha mẹ, có những người suốt đời sống lương thiện, lành mạnh, vì một rủi ro nào đó nên lây bệnh… Kiểu “đánh nhầm” này đã gây nên và khoét sâu vào nỗi mặc cảm trong tâm trí của người bệnh bị nhiễm từ đó dẫn đến thái độ bất cần đời, sống buông thả…; mặt khác tạo sự né tránh, xa lánh không cần thiết của những người thân, gia đình và xã hội, đối với những bệnh nhân AIDS. Cả hai thái độ này đều dẫn đến sự tiêu cực trong đấu tranh phòng chống AIDS.

Đến thời điểm này, chưa có một loại thuốc đặc trị nào cho người bệnh AIDS cũng có nghĩa là chúng ta chưa có một loại “vũ khí” nào để tiêu diệt đại dịch này. Vì lẽ đó, “vũ khí” đắc lực mà chúng ta đã và đang sử dụng và vận động, tuyên truyền để ngăn chặn. không thể phủ nhận những thành quả to lớn của công tác này trong thời gian qua, tuy nhiên sự hiểu biết của người dân về HIV/AIDS được nâng cao nhằm để “tránh xa” hơn là hiểu để gần gũi, chia sẻ, cảm thông. Điều này thể hiện rất rõ trong nhiều gia đình người có HIV: họ xa lánh, ghẻ lạnh, thậm chí đùn đẩy cho xã hội làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng, người bị mắc bệnh cảm thấy mất tất cả mà cái mất lớn nhất là tình cảm gia đình.
Thiết nghĩ, trong điều kiện hiện nay, để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống HIV/AIDS cần phải chú trọng đến các đoàn thể quần chúng và đặc biệt là phát huy vai trò của gia đình. Với đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao do tiêm chích ma túy thì sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình và cộng đồng trong việc cai nghiện là thực sự cần thiết và quan trọng. Lúc nào gia đình trở thành một “pháo đài”, che chở, một “bệ phóng” vững chải giúp người bệnh hòa nhập và tái hòa nhập (sau cai) vào công đồng thì lúc đó “giặc HIV/AIDS” sẽ thực sự bị đẩy lùi hay chí ít thì tỷ lệ người tái nghiện trong cộng sẽ giảm đi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHẦN TẦNG XÃ HỘI: NỘI DUNG, BẢN CHẤT, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

GIA ĐÌNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ