Để không còn sợ… làm tiến sĩ
Để
không còn sợ… làm tiến sĩ
Đọc bài “Sợ… làm tiến sĩ” của tác giả Đào Bích An
(SGGP-28-4-2001) tôi không khỏi phân vân, trăn trở. Đúng là hiện nay, số lượng
tiến sĩ tăng nhiều đến mức… “nhìn lên, nhìn xuống, quay phải, quay trái đều thấy
bóng dáng của họ”. Công tâm mà nói, xã hội càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi
chất xám ngày càng nhiều và càng cao, số lượng tiến sĩ (TS) nhiều là điều đáng
mừng, đáng khích lệ và tự hào cho một đất nước, bởi chính họ là vốn quý. Tuy
nhiên, điều đáng nói là, bên cạnh những TS thực sự có trình độ chuyên môn còn một
bộ phận không nhỏ “TS giấy”. Nguyên nhân? Có thể có nhiều, nhưng trước tiên phải
nói rằng đó là “kết quả” tất yếu của một quá trình đào tạo lỏng lẻo, là kết quả
của việc trọng dụng trình độ, là kết quả của việc “hợp thức hóa”, bằng cấp
trong việc trao đổi ngang giá: tiền-bằng. Chuyện “kiến thức giả-bằng cấp thật”
hiện nay không còn dừng lại ở hiện tượng xã hội mà nó đã và đang trở thành một
vấn đề xã hội. Vì thế, xã hội nói chung, nghành GD-ĐT nói riêng cần phải xem
xét lại quá trình đào tạo, cấp phát bằng cấp. Một thực tế hiện nay là số lượng
và chất lượng đào tạo đại học không song hành, chúng ta quá vội vàng, hấp tấp
nhiều lúc duy ý chí khi lấy chỉ tiêu số lượng làm mục đích mà quên đi một yếu tố
quan trọng: chất lượng đào tạo. TS là học vị cao nhất ở bậc đại học mà xu thế
đào tạo đại học như hiện nay thì vấn đề chất lượng TS không thực sự có trình độ
là điều dễ hiểu. Quy mô đào tạo tăng nhanh mà không kiểm soát, định hướng về chất
lượng là một nguy cơ dẫn đến tụt hậu về giáo dục, thiếu thợ thừa thầy, bằng cấp
không đi đôi với trình độ là điều tất yếu.
Hiện nay, thử hỏi có mấy người “sợ”… làm TS”, có mấy người ý thức được
“tôi không chịu được sự gian dối trong khoa học…”. Đừng để trong thế kỷ 21, thế
kỷ của khoa học công nghệ, thế kỷ của nền kinh tế tri thức mà có người phải thốt
lên rằng “tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi”, rồi người ta nghi ngờ, người ta (chứ
không phải người trong cuộc)… “sợ” TS.
Nhận xét
Đăng nhận xét