Cánh cửa đại học “rộng” hay “hẹp”

Cánh cửa đại học “rộng” hay “hẹp”?
 
 
Đọc bài “Bàn thêm về sự học” của tác giả Tân Văn SGGP ngày 1-9-2002), tôi muốn bàn thêm về vấn đề này.
Trước tiên xin nói rằng, chuyện con cái thi hỏng thì bản thân những người làm cha làm mẹ buồn là chuyện đương nhiên. Không phải ngẫu nhiên ông nọ bán chiếc xe máy, bà kia bán nốt mảnh vườn để lo cho con ăn học. Chỉ tính sơ khoản tiền mà các học sinh phải đóng trong đầu năm học thì mới thấy số tiền đầu tư đó không nhỏ. Nó càng không nhỏ khi “trợ cấp” cho một đứa con ăn học đại học. Mà đã đầu tư người ta phải tính đến hiệu quả của nó. Một khi “hiệu quả” không như mong muốn như con thi hỏng chẳng hạn, thì chuyện buồn hay thất vọng là không có gì lạ cả.
 Nhưng điều tôi muốn nói là tại sao các bậc cha mẹ lại “phát sinh” ra sức ép hay kỳ vọng buộc con mình vào đại học. Về khía cạnh xã hội, con người luôn có khả năng đáp ứng những nhu cầu, tiêu chuẩn của xã hội. Một khi xã hội còn coi trọng giá trị tấm bằng hơn trình độ thực thụ, lúc đó, người ta phải tìm mọi cách để “hoàn thiện” mình với những tấm bằng, kể cả trường hợp không loại trừ việc mua bằng cấp, gian lận trong thi cử và những hành vi tiêu cực khác. Dân số ngày một đông, nhu cầu học tập của người dân ngày càng lớn nhưng quy mô đào tạo đại học lại không tăng được mấy, hơn nữa vừa qua Bộ GD-ĐT quyết tâm tăng chất lượng đào tạo đại học chớ không tăng quy mô. Tăng chất lượng là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng quy mô nhỏ cũng đồng nghĩa với cánh cửa hẹp và như vậy sức ép ngày càng tăng. Muốn giải quyết nghịch lý này, quy mô và chất lượng phải song hành. Trong thời đại của khoa học công nghệ, đòi hỏi con người phải có những trình độ tri thức nhất định, kỹ năng tối thiểu và như vậy cánh cửa đại học là thật sự cần thiết, tuy nhiên không phải là con đường duy nhất. Học để làm người có ích nhưng như thế nào là “có ích”? Một nhà xã hội học cho rằng, đại học là cánh cửa cần phải vượt qua chớ không phải là điểm dừng, càng không phải là đích đến trong cuộc sống. Hiểu được điều này chúng ta mới thấy vấn đề tạo “sức ép” của các bậc cha mẹ hiện nay lên chính con cái mình có cơ sở xã hội của nó mà “ước mơ vào đại học” không phải là ngoại lệ.
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHẦN TẦNG XÃ HỘI: NỘI DUNG, BẢN CHẤT, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

GIA ĐÌNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ