Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
Bác
Hồ với thương binh, liệt sĩ
Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là một bản anh hùng ca
bất hủ về chủ nghĩa nhân văn cao đẹp. Từng việc làm, từng cử chỉ, từng lời nói,
từng mối quan tâm ân cần của Người đến với mỗi con người, mỗi tầng lớp trong xã
hội đều xuất phát từ tình cảm thân thương tự đáy lòng của Người cha vĩ đại đối
với con người. Sự quan tâm của Bác đối với anh em thương binh, gia đình có công
với cách mạng là một minh chứng.
Ngay sau những ngày giành được độc lập, đất nước đứng trước
những nguy cơ và thách thức mới: giặc ngoại xâm, nội xâm, giặc đói, giặc dốt.
Dù phải bận trăm công nghìn việc để tiếp tục lèo lái con thuyền cách mạng Việt
Nam nhưng Bác đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm ngày Thương binh để Đảng,
Chính phủ và nhân dân tỏ lòng biết ơn, yêu mến thương binh, những con người đã
hiến một phần máu xương cho sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc. Thực hiện chỉ thị
của Người, một hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các nghành ở trung
ương, khối và tỉnh đã họp ở Phú Minh (Đại Từ, Thái Nguyên), bàn bạc và nhất trí
đề nghị lấy ngày 27-7-1947 làm Ngày Thương binh - Liệt sĩ đầu tiên trong cả nước.
Từ những lời kêu gọi…
Trong
lúc đất nước đang chịu nhiều áp lực, nhất là nạn đói, một chính sách có ý nghĩa
“đền đáp” rõ ràng là vượt khỏi tầm tay của Đảng và Chính phủ. Xuất phát từ thực
tế đó, Bác kêu gọi toàn dân hưởng ứng tham gia Ngày Thương binh – Liệt sĩ với
tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, Bác nói: “Thương binh là những người đã hy sinh
gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của
Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt.
Vì
vậy, Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh hùng ấy.
Trong
lúc nạn đói kém, đồng bào ta đã từng mỗi tuần nhịn ăn một bữa để giúp các đồng
bào bị đói. Bây giờ chống nạn ngoại xâm, tôi chắc đồng bào ta sẽ vui lòng vài
ba tháng nhịn ăn một bữa để giúp đỡ chiến sĩ bị thương…
Luôn
luôn tin vào lòng nhường cơm, sẻ áo của đồng bào ta, tôi chắc rằng “Ngày Thương
binh” sẽ có kết quả mỹ mãn.
Xương
máu của nhân dân ta đã đổ xuống để giành lấy độc lập rõ ràng không gì bù đắp nổi
nhưng sự quan tâm sâu sắc, một sự động viên kịp thời của Người đã an ủi phần
nào sự hy sinh, mất mát ấy; đã thể hiện chính sách nhân đạo, một phong cách
nhân văn, một tầm nhìn chiến lược về chính sách xã hội cao siêu của Người. Tuy
Bác đã căn dặn: “Đó là việc nghĩa, mọi người tự động làm, tuyệt đối không cưỡng
bức” nhưng đối với mỗi người dân Việt Nam, ngày 27-7 hằng năm thực sự là một
ngày để thể hiện nghĩa cử cao đẹp, ngày của trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng
liêng. Và sau những lời kêu gọi toàn dân hãy “nhường cơm sẻ áo” đối với thương
bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Bác cũng đã nhiệt tình tham gia:
“Tôi xin xung phong gửi một chiếc áo lót lụa của chị em phụ nữ đã biếu tôi, 1
tháng lương của tôi, một bữa ăn của tôi và của các nhân viên tại Phủ Chủ Tịch,
cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127đ00)”.
Một
bữa ăn, một tháng lương của Người có thể không là quá lớn nhưng hành động ấy thể
hiện sự quan tâm sâu sắc của Bác đối với các đối tượng chính sách nói chung, đối
với anh em thương bệnh binh nói riêng.
…đến những lời nhắn
nhủ
Theo quan điểm của Người, thương binh tàn nhưng không phế.
Trong những ngày kháng chiến, họ là những chiến sĩ trên mặt trận thì trong hòa
bình, dù là những thương binh, họ cũng là những chiến sĩ trên đồng ruộng. Do
đó, Người căn dặn anh em thương binh: “Cần phải cố gắng tăng gia sản xuất, tự lực
cánh sinh, tùy theo khả năng mà tham gia các công tác trong xã, chớ nên yêu cầu
quá đáng, ra vẻ “công thần””.
Thấm
nhuần lời dạy đó anh em thương binh đã ra sức tăng gia sản xuất, vừa để tạo ra
sản phẩm cho gia đình, xã hội vừa khẳng định “tàn nhưng không phế” của mình
theo lời dạy của Bác. Ngày nay đã có rất nhiều thương binh đã nỗ lực vươn lên
làm giàu.
Đối
với các đoàn thể, các tổ chức, Người luôn nhắc nhở phải có sự quan tâm đúng mức
đến đời sống vật chất và tinh thần của anh em thương bệnh binh, gia đình có
công. “Song việc giúp đỡ ấy cần phải thiết thực, cần phải có tổ chức. Và mọi
người trong xã hội đều cần tùy theo khả năng mà tham gia”.
Có thể nói rằng, từ Ngày Thương binh-Liệt sĩ đầu tiên (1947) đến nay, Đảng
và Chính phủ ta đã có những sự quan tâm đúng mực đối với các đối tượng thương
binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ và có công với cách mạng. Trên bình diện
chung, các đối tượng chính sách đã có đời sống tương đối ổn định, đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước cũng như từ các phong trào đền ơn đáp nghĩa
trong quần chúng nhân dân. Những ngôi nhà tình nghĩa, những cơ quan hay cá nhân
nhận phụng dưỡng suốt đời các đối tượng chính sách là những nghĩa cử cao đẹp xuất
phát từ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và từ những lời dạy quý báu của Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu
Nhận xét
Đăng nhận xét