TỶ LỆ TRONG CƠ CẤU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN....
Tăng tỉ lệ trong cơ cấu hội đồng nhân dân các cấp, cần làm chuyển biến
cách làm cách nghĩ, cách làm cũ
Bình
đẳng cơ hội cho nam và nữ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Đảng và
Chính phủ ta.Quyền phụ nữ tham gia vào các lực lượng lao động, vào các vị trí
lãnh đạo và ra quyết định được khuyến khích trong các nghị quyết và chính sách,
được áp dụng tại mọi cấp, mọi khu vực và mọi lãnh thổ. Từ nhận thức đó, Đảng ta
đã có những động thái tích cực trong việc tăng tỉ lệ phụ nữ trong cơ cấu hội đồng
nhân dân các cấp. Tuy nhiên việc thức hiện trong thực tế lại chưa được như mong
muốn.
Đối
với cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp sắp tới, chỉ tiêu phụ nữ tham gia
không dưới 25% và là 27% (đối với các thành phố).
Trong
kỳ bầu cử hhooij đồng nhân dân các cấp năm 1999, mặc dù kết quả đáng khích lệ (số lượng nữ trúng cử
trên thực tế là 22% ở hội đồng nhân dân cấp tỉnh ; 20% cấp quận, huyện; 16% ở cấp
phường, xã) nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Cần
phải khẳng định rằng, một khi phụ nữ chưa được đại diện một cách đầy đủ tại các
cơ quan dân cử thì những nhu cầu và sự quan tâm của phụ nữ cũng không có cơ hội
được phản ánh một cách bình đẳng trong các chính sách hay được giải quyết thông
qua chương trình của Chính phủ. Vậy thực tế tỉ lệ phụ nữ còn quá khiêm tốn
trong hội đồng nhân dân các cấp là do nguyên nhân gì? Có nhiều nguyên nhân,
nhưng theo chúng tôi, nguyên nhân chính là nằm trong một số nhân tố liên quan đến
quy trình bầu cử, ứng cử viên và cử tri.
Đơn
cử, những thành viên của ban hướng dẫn bầu cử, những người theo dõi chung quá
trình lựa chọn các ứng viên, hầu hết là nam giới. Điều này không tránh khỏi những
định kiến giới trong quy trình bầu cử. Một số khảo sát cho thấy một ứng cử viên
(thông thường là nữ) được chọn ra là phải đáp ứng một loạt các chỉ tiêu như độ
tuổi; dân tộc; trình độ; phụ nữ phải đảm nhận các chức năng trong gia đình, khiến
phụ nữ ít có kinh nghiệm hơn nam giới trong khu vực công cộng và tranh luận; cử
tri ít được chuẩn bị để lựa chọn ứng cử viên nữ hơn là nam giới. Khi chấp nhận
những giá trị xã hội về đánh giá thấp khả năng lãnh đạo của phụ nữ và không
khuyến khích phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị, nhiều cử
tri tin rằng các ứng viên nữ khó có thể trở thành những người đại diện tốt.
Như
vậy, phụ nữ chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu hội đồng nhân dân của ta hiện nay là
một thực tế. Để xóa dần hố chênh lệch này là cả một quá trình nhận thức và hành
động. Để làm được điều đó, theo ý kiến của chúng tôi, có những giải pháp sau
đây:
- Tổ
chức đào tạo để nâng cao nhận thức giới cho lãnh đạo, cho cán bộ tham gia vào
xây dựng các quy định và quy trình hướng dẫn trong quá trình bầu cử.
- Tăng
chỉ tiêu cho nữ ứng cử viên vào hội đồng nhân dân các cấp, cần chú trọng cân nhắc
tỉ lệ hợp lý qua những lần hợp thương.
- Tăng
cường vai trò của hội phụ nữ trong việc tìm kiếm, hỗ trợ cho các nữ ứng cử viên
và giám sát quá trình bầu cử.
- Tăng
cường đào đạo cho nữ ứng cử viên; đào tạo thêm cho các thành viên nữ trong hội
đồng nhân dân để tăng cường khả năng của họ trong việc thúc đẩy vấn đề giới
trong hội đồng nhân dân các cấp.
- Tổ chức hoạt đông giao tiếp để nâng cao nhận thức giới cho cử tri; vận
động toàn xã hội ủng hộ cho phụ nữ; củng cố việc chấp nhận vai trò của phụ nữ
trong lãnh đạo và ra quyết định.
Nhận xét
Đăng nhận xét