Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2024

PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI

  TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI : VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI 1.      Vai trò của truyền thông xã hội đối với dư luận xã hội - Kênh thông tin nhanh chóng và phổ biến : Truyền thông xã hội giúp lan truyền thông tin đến người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các sự kiện, tin tức, quan điểm được chia sẻ rộng rãi, giúp dư luận xã hội phản hồi ngay lập tức với các vấn đề thời sự. - Nền tảng thảo luận và chia sẻ quan điểm : Người dùng có thể tự do thảo luận, bày tỏ quan điểm về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa. Điều này giúp hình thành các làn sóng dư luận từ nhiều góc nhìn khác nhau. - Thúc đẩy sự minh bạch và giám sát : Truyền thông xã hội đóng vai trò giám sát công khai các hành động, chính sách của chính phủ và các tổ chức, giúp minh bạch hóa thông tin và chống lại sự lạm quyền. - Ảnh hưởng đến quyết định chính trị và xã hội : Dư luận trên truyền th...

HIỂU ĐÚNG VỀ CHỦ TRƯƠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ CHỦ TRƯƠNG  XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC? Việc một giáo viên tại Trường tiểu học Chương Dương, quận 1, TP.HCM - người xin phụ huynh hỗ trợ laptop với lý do “ vì nghĩ rằng đây là xã hội hóa giáo dục” đã tạo nên những ý kiến, luồng dư luận trái chiều, thậm chí có những lời chỉ trích nặng nề đến hệ thống giáo dục, đạo đức nhà giáo. Gạt qua những yếu tố “tự tư, tự lợi”của vị giáo viên đó và xem lý do mà cô giáo đưa ra là “chính đáng” (vì theo chủ trương xã hội hóa giáo dục) thì chúng ta có quyền nhận thấy một điều: nhiều người, trong đó có những người quản lý giáo dục, hiểu chưa thật chính xác chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước ta. Việc hiểu sai, thậm chí đánh đồng “xã hội hóa” với “đóng góp tiền bạc”, với “tư nhân hóa” với “tự do hóa” là nhận thức cần được chấn chỉnh. Vậy chủ trương xã hội hóa các hoạt động xã hội nói chung, xã hội hóa giáo dục nói riêng cần phải được hiểu thế nào cho đúng? Trước tiên , theo chúng tôi, không nên xem chủ trương xã hội hóa gi...

CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

  CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC Bất cứ một ngành khoa học nào cũng có những chức năng nhất định và chính chức năng này khẳng định vị thế, vai trò của khoa học đó trong hệ thống tri thức của nhân loại. Xã hội học không là ngoại lệ. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có cách xác định và phân chia theo các nhóm chức năng của một ngành khoa học. Theo cách phân chia tương đối phổ biến hiện nay, xã hội học được xác định các nhóm chức năng chủ yếu: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn, chức năng giáo dục [1] . Tuy nhiên, nghiêm túc nhìn nhận, cách xác định nhóm chức năng như vậy là đúng nhưng chưa thấy được “tính đặc trưng” của khoa học xã hội học, chí ít là dễ “nhầm lẫn” với các ngành khoa học khác về chức năng. Nói cách khác, chưa khu biệt được chức năng của xã hội học với các khoa học khác. Do đó, có thể xác định chức năng của xã hội học ở những phương diện cụ thể sau: - Thứ nhất, cung cấp tri thức thực chứng, cứ liệu khoa học cho chính phủ và các nhà hoạch định chí...