Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2024

TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở ĐÀ NẴNG

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRUYÊN THÔNG TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Công tác tuyên truyền, phổ biến hay truyền thông là một trong những bước thiết yếu, việc làm đầu tiên, xuyên suốt để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách nói chung, chính sách phát triển thành phố thông minh (TPTM) nói riêng. Truyền thông chính sách có tác dụng làm cho các chủ thể chính sách và quần chúng, nhân dân nhận thức được vai trò của mình, để họ phát huy quyền làm chủ xã hội trong việc thực thi các chính sách liên quan. Truyền thông chính sách cũng là một hình thức tiếp cận mở rộng dân chủ, để “dân biết, dân bàn, dân tham gia, dân giám sát và dân thụ hưởng” trong tổ chức thực hiện chính sách. Nhờ đó, người dân mạnh dạn tham gia quản lý xã hội, tự giác chấp hành chính sách, chủ động đề xuất, kiến nghị với cơ quan chính quyền các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu chính sách. Nhận thức và quán triệt tinh thần đó, trong thời gian qua, Thành ủy Đà Nẵng đã tổ chức nhiều ...

QUYỀN LỰC VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC

  Quyền lực và kiểm soát quyền lực Trong thời gian gần đây, nhiều sự vụ liên quan đến vấn đề cán bộ và công tác cán bộ mà cụ thể là vấn nạn chạy chức, chạy quyền; thao túng quyền lực; lạm quyền, tiếm quyền, lộng quyền,... khiến dư luận hết sức bất bình và ít nhiều làm xói mòn niềm tin của nhân dân. Trong bối cảnh đó, Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23-9-2019 Bộ Chính trị về việc Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền như là một “cú đấm thép”, một loại “vacxin” đối với vấn nạn này. 1.  Công bằng mà nói, từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác cán bộ. Nhiều chủ trương, nghị quyết, cơ chế chính sách đã ra đời và từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, với quyết tâm “nhốt quyền lực trong lồng thể chế”. Thế nhưng lần này, Quy định số 205-QĐ/TW, có thể nói là một quyết tâm chính trị lớn từ Bộ Chính trị đủ sức răn đe và có tác dụng cảnh giới cao, chắc chắn sẽ khắc phục được những hiện tượng lệch lạc của cán bộ, đưa...

HỖ TRỢ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CHO NGƯỜI NGHÈO: CHÚ Ý TÍNH HIỆU DỤNG, HIỆU QUẢ

  HỖ TRỢ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CHO NGƯỜI NGHÈO: CẦN CHÚ Ý HƠN TÍNH HIỆU DỤNG VÀ HIỆU QUẢ Nhằm hiện thực hóa Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, thúc đẩy và nâng cao chất lượng từ Chương trình “05 không, 03 có, 04 an”, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương tiên phong xúc tiến hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo, cận nghèo để trang bị điện thoại thông minh, mức hỗ trợ đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua là 2 triệu đồng/thiết bị/hộ (PLO, 30/7/2024). Có thể nói, đây là động thái tích cực của chính quyền thành phố Đà Nẵng, thể hiện sự quyết tâm lớn nhằm hiện thực hóa việc xây dựng thành phố “đáng đến và đáng sống”, thành phố thông minh, thành phố an sinh xã hội. Theo đó, với khoảng 1.800 hộ gia đình (nghèo, cận nghèo) chưa có điện thoại thông minh sẽ có cơ hội tiếp cận phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, nhận được các thông tin hữu ích ...