Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2024

QUẢN LÝ VĂN HÓA ĐÔ THỊ, KHAI THÁC NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐÔ THỊ TRONG BỐI CẢNH MỚI

  QUẢN LÝ VĂN HÓA ĐÔ THỊ , KHAI THÁC SỨC MẠNH NỘI SINH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐÔ THỊ TRONG TÌNH HÌNH MỚI 1. Đặt vấn đề Đối với một quốc gia, một dân tộc cũng như một đô thị cụ thể thì văn hóa không chỉ là một hiện tượng mang tính xã hội mà là một lực lượng sản xuất. Một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa thể hiện cốt cách của một cộng đồng người, vừa là nhân tố vô cùng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội [1] . Gần đây chúng ta nói nhiều về văn hóa, công nghiệp văn hóa nhưng làm thế nào để văn hóa nói chung, văn hóa đô thị nói riêng thực sự là sức mạnh nội sinh, là nhân tố “hồn cốt” và là bộ phận tổ thành quan trọng góp phần vào năng lực cạnh tranh, tạo nên hình ảnh của một đô thị thì quả thật không phải là công việc dễ dàng, nếu không muốn nói là hết sức khó khăn. Bởi lẽ, ngay trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta cũng thẳng thắn thừa nhận: “ Giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc và con người Việt Nam chưa được phát huy đầy đủ ” [2] . Vì ...

CHÍNH SÁCH DÂN SỐ TRONG TÌNH HÌNH VÀ BỐI CẢNH MỚI

  CHÍNH SÁCH DÂN SỐ TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI Cũng như các chính sách khác, chính sách dân số không phải “nhất thành bất biến” và, đương nhiên, không “rập khuôn”, “cứng nhắc” trong mọi tình huống, mọi giai đoạn phát triển. Nói cách khác, trong những điều kiện lịch sử, điều kiện kinh tế và bối cảnh xã hội, tình hình thực tế của dân số (quy mô, số lượng, chất lượng, phân bố, cơ cấu) mà chính sách dân số cũng có sự thay đổi một cách linh hoạt, tạo điều kiện và động lực cho tiến trình phát triển. Bởi lẽ “dân số” và “phát triển” là hai biến số đi liền với nhau, gắn bó hữu cơ và thúc đẩy lẫn nhau: một chính sách dân số hợp lý, mang tính khoa học sẽ là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, khi kinh tế phát triển ở một trình độ nhất định sẽ tác động đến dân số ở các chiều tích khác nhau từ cá nhân đến cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Do đó, trong bối cảnh và tình hình mới, để phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững cần phải nhìn nhậ...

NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN

  NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN Như đã trình bày ở phần trên, tùy theo cách tiếp cận mà người ta chia các kỹ năng lãnh đạo thành nhiều nhóm khác nhau. Thế nhưng, với cách tiếp cận của Nguyễn Ái Quốc thì kỹ năng có thể chia thành 3 nhóm: “đối với tự mình”, “đối với người” và “đối với việc”, trong đó “kỹ năng đối với mình” là quan trọng nhất vì chiếm một “dung lượng” lớn nhất [1] . Nói khác đi, người lãnh đạo muốn quản lý người khác thì trước hết phải quản lý bản thân mình từ cảm xúc, thái độ, bản năng, tình cảm đến thời gian, phương thức làm việc,... Trước hết, là quản lý về mặt cảm xúc. Con người là động vật có bản năng, tình cảm, xúc cảm và quản lý hành vi mang tính bản năng và cảm xúc của mình là việc làm vô cùng quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người có các vấn đề về cảm xúc dễ bị tai nạn ô tô hơn những người bình thường tới 144%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cứ năm nạn nhân các vụ tai nạn chết người, có một người đã cãi nhau với người khác t...