Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2022

“CHÍNH ĐỨC” VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

  Y ĐỨC, “GIÁO ĐỨC”, “CHÍNH ĐỨC” VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Trong thời gian gần đây, nếu theo dõi theo dòng sự kiện mà Tuổi trẻ đã đưa tin không khó để phát hiện nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục và các vấn đề về quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế , giáo dục và những biểu hiện lệch lạc của nó mà dư luận cho rằng cái gốc của vấn đề chính là đạo đức nghề nghiệp . Vì tắc trách (cũng có thể là lòng tham – cái mà đôi khi chúng ta thường gọi là “buông lỏng quản lý”) mà cựu giám đốc CDC Hà Nội lãnh 10 năm tù vì nâng khống giá máy xét nghiệm; vì “buông lỏng quản lý” mà một trường đại học đã “cấp” hàng trăm chứng chỉ, văn bằng không qua đào tạo; vì “một phút nông nỗi” (cũng có thể do không được đào tạo bài bản) mà một “giáo viên” đã nhét giẻ vào miệng cháu bé 12 tháng tuổi khi “đang theo học” tại cơ sở giáo dục mần mon; và mới đây, vì một “sơ suất trong chi tiền hỗ trợ COVID-19” mà một kế toán xã đã bị cảnh cáo; tương tự, một chủ c hủ tịch và kế toán xã bị khởi tố vì nghi ăn ...

QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TẠI TP. ĐÀ NẴNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Hình ảnh
  QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY NGUỒN LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI 1. Đặt vấn đề Đô thị là một thực thể mà nhân khẩu [1] chính là yếu tố căn bản tạo nên “hồn cốt”, “cốt cách”, làm cho đô thị cụ thể đó có sức “sống” và tính “động”. Nói cách khác, bất luận thế nào (đô thị có quy mô lớn hay nhỏ; tính chất đơn giản hay phức tạp; đô thị kiểu truyền thống hay thông minh) thì con người là tiền để một đô thị tồn tại, phát triển. Đến lượt mình, sự tồn tại và phát triển của dân số đô thị tác động trở lại đến hàng loạt các thành tố khác của hệ thống đô thị. Do đó, quản lý nhân khẩu đô thị là nhân tố hàng đầu đảm bảo trật tự, trị an và sự vận hành bình thường của đô thị. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân khẩu và quản lý nhân khẩu có ý nghĩa đối với kinh tế-xã hội, đối với toàn bộ quá trình tồn tại, phát triển của một đô thị. Trong đó, quản lý và phát huy nguồn lao động nhập cư, một thành tố không thể thiếu đối với một đô thị, không phải ngoại lệ đối với thành ph...

TAI BIẾN THIÊN NHIÊN, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG: NHÌN TỪ THỰC TRẠNG CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

  TAI BIẾN THIÊN NHIÊN, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG: NHÌN TỪ THỰC TRẠNG CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1. Đặt vấn đề Hệ thống sinh thái đô thị có vị trí cực kỳ quan trọng đối với con người và đối với toàn bộ tiến trình phát triển của một đô thị. Chỉ cần một “biến cố” (dù nhỏ hay lớn, dù khách quan hay chủ quan, dù liên tục hay gián đoạn,..) cũng có thể tác động đến “cơ thể đô thị” và gây nên những hệ quả tiêu cực. Trong đó, những hiện tượng như tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu và các sự cố môi trường là “biến cố” không thể tránh khỏi nhưng có thể lường trước xu hướng và có giải pháp tương ứng để giảm nhẹ tác động, khắc phục hậu quả, phục hồi “sức khỏe” cho cơ thể đô thị. Toàn bộ hoạt động sống (bao gồm hoạt động sản xuất, hoạt động tái sản xuất, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa, tâm linh,…) của con người được tiến hành trong một môi trường sinh thái nhất định. Môi trường sinh thái đô thị bao gồm cả môi trường sinh tồn (đất, nước, không khí,…), môi trường s...