QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI: TỪ NHẬN THỨC ĐẾN HÀNH ĐỘNG
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CÁC CHƯỞNG TRÌNH, PHƯƠNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG 1. Tiền đề lý luận về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội Xã hội loài người là một hệ thống động, hệ thống động này không chỉ biểu hiện ở cơ chế vận hành từ nội bộ của các thành tố, thiết chế xã hội mà còn biểu hiện ở sự biến đổi, phát triển của toàn hệ thống xã hội. Từ cách tiếp cận đa chiều, cần phải nhìn nhận ở giác độ “tĩnh” và cả chiều hướng “động” để nhìn thấy sự biến đổi, phát triển trong cơ cấu xã hội. Lịch sử xã hội loài người không ngừng phát triển, gia tốc phát triển của nó ngày càng nhanh chóng. Ngày nay, cái mà chúng ta gọi là “hiện đại hóa” cũng là sản vật của quá trình phát triển của hệ thống xã hội trên cả trạng thái tĩnh và trạng thái động. Xét về bản chất, kết quả của quá trình phát triển mà chúng ta gọi là “hiện đại hóa” là một biểu hiện, hình thức đặc thù của biến đổi xã hội, ...